adsads
Pain Point là gì
Lượt Xem 383

Pain Point là gì?

Pain Point (nỗi đau) là một thuật ngữ được sử dụng trong Marketing nhằm mô tả về các vấn đề đau đầu mà khách hàng phải đối mặt thường xuyên trong cuộc sống. Bất kể là lĩnh vực nào, xảy ra ở đâu, nhiệm vụ của doanh nghiệp là tìm ra các “điểm đau” này để đưa ra giải pháp nhằm giảm đau chúng bằng dịch vụ, sản phẩm của mình.

Pain Point là gì?

Pain Point là gì?

Xem thêm:

Lợi ích của việc sử dụng Pain Point trong Marketing

Đôi khi người tiêu dùng không nhận ra những vấn đề mà họ gặp phải, việc doanh nghiệp kích thích và giúp khách hàng nhận ra Pain Point của họ sẽ có nhiều lợi ích như:

  • Chinh phục được khách hàng thông qua các sản phẩm, dịch vụ đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
  • Dễ dàng quảng bá thương hiệu bằng việc sử dụng các chiến lược Marketing đánh trúng tâm lý người tiêu dùng, thu hút được các nhóm khách hàng tiềm năng.
  • Nâng cao năng lực cạnh tranh so với các đối thủ cùng phân khúc khách hàng nhờ khả năng giải quyết Pain Point của khách hàng.
Những lợi ích khi áp dụng Pain Point trong Marketing

Những lợi ích khi áp dụng Pain Point trong Marketing

Những kiểu Pain Point phổ biến và cách giải quyết

Pain Point về tài chính

Đây là điểm đau khiến khách hàng phải cân nhắc và suy nghĩ khi tiếp cận dịch vụ, sản phẩm của doanh nghiệp. Việc này thường xảy ra khi khách hàng phải bỏ một khoản chi phí lớn để sở hữu giá trị mà họ mong muốn. Thông thường khi đứng trước Pain Point về tài chính, khách hàng sẽ có những xu hướng như:

  • Tuổi thọ sử dụng sản phẩm: Có những nhóm khách hàng sẽ ưu tiên chi phí dài hạn bằng cách chi tiêu cho sản phẩm và dịch vụ có tuổi thọ cao. Có những nhóm khách hàng lựa chọn chi tiêu ngắn hạn cho sản phẩm giá rẻ, chất lượng sản phẩm thấp và tuổi thọ ngắn.
  • Hình thức thanh toán: Đối với các mặt hàng giá cao, một số khách hàng sẽ lựa chọn thanh toán theo thời hạn hơn là thanh toán hết trong một lần.
  • Hành vi mua hàng lặp lại: Các mặt hàng được sử dụng thường xuyên người tiêu dùng thường lựa chọn mua hàng số lượng lớn để tiết kiệm thời gian và chi phí. Ngược lại, có những nhóm người tiêu dùng chỉ cần sử dụng một lần. Những người tiêu dùng lo lắng về khoản phí thường lựa chọn các sản phẩm tái sử dụng nhiều lần.

Pain Point về hiệu suất

Khách hàng gặp vấn đề về quản lý thời gian khi họ phải dành quá nhiều thời gian trong một điều gì đó. Họ sẽ luôn tìm kiếm những phải giáp giải quyết vấn đề nhanh nhất, vừa tiện lợi vừa đem lại sự thoải mái. Ví dụ: Khách hàng là người rất thích uống cà phê phin vào mỗi buổi sáng, tuy nhiên thời gian chuẩn bị lại mất tận 30 phút khiến họ phải dậy sớm hơn bình thường. Do đó, máy làm cà phê phin nhỏ gọn giúp tiết kiệm thời gian, vừa đảm bảo được hương vị, vừa nhanh chóng.

Pain Point về tìm kiếm trực tuyến

Đây là một vấn đề mà nhiều doanh nghiệp gặp phải, khách hàng khi muốn tìm kiếm sản phẩm thường sẽ sử dụng Internet. Nhiều doanh nghiệp hiện nay chưa đầu tư phát triển trong nền tảng mạng xã hội, các công cụ tìm kiếm. Một số ít doanh nghiệp có website đơn giản, chưa cập nhật thông tin đầy đủ. Việc này gây khó khăn cho khách hàng khi phải đến tận cửa hàng, showroom để tìm hiểu về sản phẩm.

Để giải quyết Pain Point này, doanh nghiệp cần xây dựng một trang web đầy đủ thông tin, tích hợp với các công cụ tư vấn qua tin nhắn, hotline. Đây sẽ là một bước tiến lớn và tạo ấn tượng tốt cho khách hàng trong tìm kiếm trực tuyến.

Pain Point về thanh toán

Ngày nay, thời đại công nghệ ngày càng phát triển, các hình thức thanh toán cũng được tối ưu hóa quy trình và giúp việc thanh toán trở nên dễ dàng hơn. Các doanh nghiệp cũng nên mở rộng thêm nhiều phương thức thanh toán như thẻ ngân hàng, ví điện tử, tiền mặt,… để có thêm nhiều lựa chọn phù hợp với khách hàng.

Mở rộng nhiều lựa chọn thanh toán giải quyết được Pain Point về thanh toán của khách hàng

Mở rộng nhiều lựa chọn thanh toán giải quyết được Pain Point về thanh toán của khách hàng

Pain Point về theo dõi và vận chuyển hàng hóa

Đặt hàng trên mạng đang ngày càng phổ biến nhiều hơn, nhu cầu theo dõi đơn hàng vận chuyển của người mua cũng tăng lên. Việc không thể theo dõi quá trình đơn hàng khiến họ gặp khó khăn, không chủ động trong thời gian nhận hàng, gây bất tiện và khó xử lý nếu đơn hàng bị thất lạc. Các doanh nghiệp nên tận dụng công nghệ trong quy trình kiểm soát đơn hàng, cập nhật vị trí và trạng thái đơn cho người mua giúp họ yên tâm và chủ động thời gian nhận hàng hơn, tránh tỷ lệ hoàn hàng cao.

Hướng dẫn cách tìm ra Pain Point của khách hàng

Thực hiện nghiên cứu định tính

Phương pháp phổ biến nhất giải mã các nguyên nhân tạo Pain Point của khách hàng là nghiên cứu định tính. Tiến hành phương pháp này giúp doanh nghiệp có nhiều góc nhìn về “điểm đau” của khách hàng tiềm năng. Các câu hỏi nghiên cứu định tính thường sẽ là câu hỏi cá nhân hóa, câu hỏi mở và tập trung nhiều vào câu trả lời chi tiết.

Để nhận được các câu trả lời, doanh nghiệp cần lấy thông tin khách hàng thông qua bộ phận chăm sóc khách hàng và sales. Sau đó sẽ bắt đầu xây dựng hành trình khách hàng để tìm được “điểm đau” qua các giai đoạn:

  • Ý thức về nhu cầu
  • Tìm kiếm nguyên nhân, thông tin
  • Đưa ra đánh giá từng lựa chọn
  • Hành động mua hàng

Lắng nghe khách hàng

Lắng nghe khách hàng qua những phản hồi, thắc mắc và góp ý trực tiếp giúp doanh nghiệp tìm ra được Pain Point của họ. Doanh nghiệp cần tập trung chú ý khai thác vấn đề của khách hàng để giải mã đúng “nỗi đau” một cách chính xác.

Cách tiếp cận đơn giản nhất là chủ động đưa ra các câu hỏi chăm sóc khách hàng. Việc này giúp hiểu hơn suy nghĩ của họ về sản phẩm, dịch vụ. Các câu trả lời này sẽ giúp bạn nhận ra được điểm đau của họ, từ đó cải thiện sản phẩm, dịch vụ và quy trình bán hàng.

Lắng nghe đánh giá của khách hàng giúp doanh nghiệp tìm được Pain Point

Lắng nghe đánh giá của khách hàng giúp doanh nghiệp tìm được Pain Point

Nghiên cứu từ bộ phận Sales

Bộ phận nhân viên bán hàng là người làm việc trực tiếp với khách hàng, là người hiểu rõ và giúp doanh nghiệp tạo niềm tin cho khách hàng nhiều nhất. Vì vậy, việc lấy thông tin từ bộ phận sales về khách hàng rất quan trọng, họ là cầu nối kết nối doanh nghiệp với người tiêu dùng tiềm năng.

Tuy nhiên, để có được những thông tin giá trị, bạn cần phải tìm hiểu và phân loại rõ ràng những khó khăn của người bán và người tiêu dùng.

Tìm hiểu Pain Point khách hàng của đối thủ

Nghiên cứu Pain Point khách hàng của đối thủ giúp doanh nghiệp biết được các chiến lược nhằm cạnh tranh thu hút khách hàng. Các câu hỏi thường được đặt ra là: Đối thủ đang nhắm đến các Pain Point của đối tượng mục tiêu nào? Mặt hàng kinh doanh để giải quyết các Pain Point là gì?

Tra cứu website của đối thủ là việc đơn giản nhất giúp đánh giá được Pain Point đối thủ nhắm tới. Sau đó, chọn lọc những điểm phù hợp cho doanh nghiệp và biến nó thành của riêng doanh nghiệp bạn.

Doanh nghiệp cần làm gì để giải quyết điểm đau của khách hàng?

Tối ưu hóa hàng trình khách hàng – Customer Journey

Việc tối ưu hóa hành trình khách hàng giúp doanh nghiệp phát triển và mở rộng thêm nhiều trải nghiệm của họ thông qua các điểm chạm. Để đánh giá được hành trình khách hàng đã đạt hiệu quả hay chưa, bạn có thể tự trải nghiệm với tư cách là khách hàng sử dụng sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp.

Ghi chú lại những điểm đau hay gặp

Ghi chú lại các điểm đau khách hàng thường xuyên gặp sẽ giúp doanh nghiệp tìm ra vấn đề và đưa ra giải pháp phù hợp. Từ đó, tăng thêm sự hài lòng của khách hàng, giúp bộ phận chăm sóc khách hàng giải quyết vấn đề nhanh hơn.

Tự động hóa các quy trình nội bộ

Tự động các quy trình nội bộ giúp giảm thời gian và chi phí, nâng cao hiệu quả làm việc tổng thể. Ví dụ như khi sử dụng phần mềm quản lý thông tin khách hàng, bạn dễ dàng chuyển thông tin phản hồi, vấn đề của khách hàng qua các bộ phận liên quan. Việc này giúp giảm thời gian chờ đợi và giải quyết vấn đề nhanh gọn hơn.

Tối ưu hóa hệ thống quản lý phản hồi 

Hệ thống quản lý phản hồi giúp doanh nghiệp cập nhật, theo dõi các đánh giá của khách hàng thường xuyên hơn về dịch vụ và sản phẩm. Các câu trả lời tự động giúp tiết kiệm thời gian giải đáp thắc mắc, vừa tăng được sự tương tác với khách hàng, đáp ứng nhu cầu khách hàng một cách nhanh nhất.

Các giải pháp nhằm giải quyết Pain Point của khách hàng

Các giải pháp nhằm giải quyết Pain Point của khách hàng

Trên đây là tổng hợp chia sẻ cho chủ đề “Pain Point là gì?” mà VietnamWorks muốn gửi đến bạn. Hy vọng bài viết đã giúp giải đáp các thắc mắc về khái niệm, phương pháp giải quyết Pain Point hiệu quả. Cùng chờ đón thêm các bài viết hữu ích khác từ VietnamWorks nhé!

adsads
Bài Viết Liên Quan

Đối mặt với từ khóa "Tìm việc làm" tăng 17 lần, xu hướng chọn việc của Gen Z hiện nay vẫn là "Lazy-girl Job"

Nhu cầu tìm việc vẫn đang ngày một tăng cao giữa làn sóng lay-off kéo dài từ năm ngoái đến nay. Trong tình thế này,...

04 xu hướng tuyển dụng đang thay đổi, bạn có sẵn sàng thích nghi?

Nhiều doanh nghiệp hiện nay đang lên các chiến lược tuyển dụng mới để nhanh chóng tìm được một ứng viên lý tưởng mà vẫn...

Các xu hướng phỏng vấn "nóng hổi” mà người mới đi làm phải biết

Để tìm ra những ứng viên tài năng và phù hợp nhất, hiện nay nhiều doanh nghiệp đã áp dụng các hình thức phỏng vấn...

3 nhóm ứng viên mà doanh nghiệp lớn đang ra sức tìm kiếm

Mỗi doanh nghiệp đều có bộ quy chuẩn riêng cho việc tuyển dụng, song vẫn có những tiêu chí chung của một ứng viên mà...

Mức lương cũ quá thấp, có nên tiết lộ "Payslip" khi phỏng vấn? 

Khi đi phỏng vấn, nhà tuyển dụng thường sẽ hỏi về mức lương cũ của ứng viên để có cơ sở đánh giá và đưa...

Bài Viết Liên Quan

Đối mặt với từ khóa "Tìm việc làm" tăng 17 lần, xu hướng chọn việc của Gen Z hiện nay vẫn là "Lazy-girl Job"

Nhu cầu tìm việc vẫn đang ngày một tăng cao giữa làn sóng lay-off kéo...

04 xu hướng tuyển dụng đang thay đổi, bạn có sẵn sàng thích nghi?

Nhiều doanh nghiệp hiện nay đang lên các chiến lược tuyển dụng mới để nhanh...

Các xu hướng phỏng vấn "nóng hổi” mà người mới đi làm phải biết

Để tìm ra những ứng viên tài năng và phù hợp nhất, hiện nay nhiều...

3 nhóm ứng viên mà doanh nghiệp lớn đang ra sức tìm kiếm

Mỗi doanh nghiệp đều có bộ quy chuẩn riêng cho việc tuyển dụng, song vẫn...

Mức lương cũ quá thấp, có nên tiết lộ "Payslip" khi phỏng vấn? 

Khi đi phỏng vấn, nhà tuyển dụng thường sẽ hỏi về mức lương cũ của...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers