adsads
sinh viên năm cuối bị peer pressure
Lượt Xem 486

“Áp lực đồng trang lứa” (Peer Pressure) đang ngày càng “đè nặng tâm lý” sinh viên năm cuối. Khi bạn học xung quanh ai ai cũng đều sớm tìm được việc làm, còn mình thì không. Thoát khỏi áp lực tâm lý đồng thời phát triển bản thân để sớm tìm được việc với 4 “bí quyết vàng” sau bạn nhé!  

Bình tĩnh đưa ra quyết định sáng suốt

Ai trong chúng ta cũng vậy, khi gặp áp lực đồng trang lứa thường có xu hướng vội vã chọn đại một công việc nào đó. Miễn là có việc làm. Tuy nhiên, chọn vội chọn đại thì thường việc ngon khá hiếm, mà việc lừa đảo “lùa gà” thì nhan nhản. Lúc này không chỉ mất việc, mất thời gian mà thậm chí nhiều bạn trẻ còn nhận “quả đắng” khi mất cả tiền bạc, danh phẩm… 

Vậy nên điều đầu tiên bạn cần làm đó là bình tĩnh. Bình tĩnh mới có thể giúp bạn đưa ra quyết định sáng suốt được. Đừng nóng vội cũng đừng áp lực tâm lý khi bạn học xung quanh ai ai cũng có việc làm. Chỉ là bạn chưa tìm được công việc phù hợp thôi, chứ không phải bạn không có việc làm.

Top view of confident young lady sitting at a table and holding the document making eyeglasses gesture in the office

Hiểu rõ điểm mạnh – yếu của bản thân

Mỗi người có mỗi điểm mạnh và điểm yếu khác nhau. Mặc dù khi học môn chuyên ngành, bạn đã được học tổng quan về ngành nghề đó. Nhưng cần hiểu rằng, có mảng bạn mạnh cũng có mảng bạn yếu. Biết được điểm mạnh điểm yếu của bản thân giúp bạn tìm được công việc phù hợp nhất. Có như vậy mới phát huy tối đa năng lực, và phát triển được sự nghiệp trong tương lai.

Chẳng hạn bạn học ngành báo chí ra. Khi bạn cùng lớp phần lớn xông xáo “săn tin” xã hội – giải trí cho các báo lớn, bạn lại yêu thích và giỏi mảng văn học – nghệ thuật hơn. Thì hãy cứ bình tĩnh nộp đơn ứng tuyển vào các tòa soạn báo văn học – nghệ thuật bạn nhé. Tuy cơ hội ít hơn, thời gian tìm được việc chậm hơn, nhưng là đam mê và điểm mạnh của bản thân thì dù vào làm trễ, bạn vẫn có thể phát huy tối đa năng lực để phát triển sự nghiệp nhanh thôi.

Tranh thủ phát triển bản thân trong khoảng thời gian tìm việc

Bạn mất bao lâu để tìm được việc? Có thể 1 tháng, 2 tháng, 3 tháng… thậm chí là hơn nửa năm. Nếu để khoảng thời gian tìm việc này trôi qua vô ích, thì quả thật rất lãng phí. Vậy nên trong quá trình tìm kiếm công việc phù hợp, hãy tranh thủ nâng cấp bản thân để cải thiện CV bạn nhé.

Bạn có thể tham gia các khóa học ngắn hạn về Marketing, design, Microsoft Office, ngoại ngữ… Rèn luyện thêm các kỹ năng mềm quan trọng như giao tiếp, thuyết phục, phản biện… Làm CV “đẹp” hơn là cách giúp gây ấn tượng và thu hút nhà tuyển dụng khá hiệu quả!

Close-up of businesswoman's hand using digital tablet on wooden over the wooden desk

Không hời hợt với bất kỳ cơ hội nào

“Rải CV” là xu hướng thường gặp khi bạn trẻ bị áp lực đồng trang lứa. Tuy nhiên nên tìm hiểu kỹ thông tin công ty và vị trí ứng tuyển trước khi nộp đơn. Nếu không, chỉ làm mất thời gian của bạn và nhà ứng tuyển mà thôi.

Bên cạnh đó, khi đã nộp CV rồi thì nên có sự chuẩn bị cho trường hợp bạn được công ty ấy gọi đi phỏng vấn. Không nên hời hợt với bất kỳ cơ hội và vị trí ứng tuyển nào bạn nhé. Biết đâu môi trường làm việc đó sẽ mang đến cho bạn nhiều bài học kinh nghiệm quý giá, và những mối quan hệ tốt cho sau này…

Hy vọng qua bài viết này, các bạn sinh viên năm cuối sẽ thoát khỏi áp lực tâm lý “Peer Pressure” khi người người nhà nhà đều có việc, còn mình thì không. Cứ bình tĩnh mà đi đúng đường, còn hơn nóng vội lại hỏng chuyện bạn nhé. Chúc các bạn sớm tìm được công việc phù hợp nhất.

Xem thêm: Newbie nên làm gì trước khi kỳ thực tập kết thúc?

— HR Insider —
VietnamWorks – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

adsads
Bài Viết Liên Quan

Bí kíp có được 1000 Connections trên LinkedIn

Với những bạn Newbie đang tập tành sử dụng mạng xã hội việc làm LinkedIn, việc đạt đến con số hơn 1000 Connections chất lượng là điều hoàn toàn có thể làm được. Hãy cùng VietnamWorks học hỏi bí quyết từ anh Ronnie Nguyễn – SEO Team Leader tại Detailers Movement ngay!

Những lỗi giao tiếp của người trẻ trong con mắt của người đi làm lâu năm

Với những người trẻ mới đi làm, một kỹ năng mềm rất quan trọng nhưng lại không được đầu tư trau dồi nhiều chắc hẳn phải kể đến kỹ năng giao tiếp.

Begin Again: Tìm việc lợi thế sau Tết từ con số 0 với 5 bí quyết sau

Sau Tết là thời điểm “cánh cửa tuyển dụng” mở rộng hơn bao giờ hết với hàng trăm cơ hội việc làm đa dạng. Song song đó là hàng nghìn ứng viên hối hả tìm việc sau Tết.

Có phải cần đủ kinh nghiệm mới được apply công việc mình yêu thích?

Bạn thích làm công việc này, ước làm công việc kia… nhưng mới ra trường thì làm sao đủ kinh nghiệm mà đòi apply?

Đi làm sau 6 tháng công ty mới đóng BHXH có đúng không?

Bảo hiểm xã hội là chính sách an sinh xã hội quan trọng, đặc biệt giúp đảm bảo quyền lợi của người lao động khi đi làm. Thế nhưng nhiều người còn khá “mù luật” về BHXH

Bài Viết Liên Quan

Bí kíp có được 1000 Connections trên LinkedIn

Với những bạn Newbie đang tập tành sử dụng mạng xã hội việc làm LinkedIn, việc đạt đến con số hơn 1000 Connections chất lượng là điều hoàn toàn có thể làm được. Hãy cùng VietnamWorks học hỏi bí quyết từ anh Ronnie Nguyễn – SEO Team Leader tại Detailers Movement ngay!

Những lỗi giao tiếp của người trẻ trong con mắt của người đi làm lâu năm

Với những người trẻ mới đi làm, một kỹ năng mềm rất quan trọng nhưng lại không được đầu tư trau dồi nhiều chắc hẳn phải kể đến kỹ năng giao tiếp.

Begin Again: Tìm việc lợi thế sau Tết từ con số 0 với 5 bí quyết sau

Sau Tết là thời điểm “cánh cửa tuyển dụng” mở rộng hơn bao giờ hết với hàng trăm cơ hội việc làm đa dạng. Song song đó là hàng nghìn ứng viên hối hả tìm việc sau Tết.

Có phải cần đủ kinh nghiệm mới được apply công việc mình yêu thích?

Bạn thích làm công việc này, ước làm công việc kia… nhưng mới ra trường thì làm sao đủ kinh nghiệm mà đòi apply?

Đi làm sau 6 tháng công ty mới đóng BHXH có đúng không?

Bảo hiểm xã hội là chính sách an sinh xã hội quan trọng, đặc biệt giúp đảm bảo quyền lợi của người lao động khi đi làm. Thế nhưng nhiều người còn khá “mù luật” về BHXH

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers