adsads
2 1200x900 1
Lượt Xem 668

Marketing là gì?

Marketing là tiếp thị – Một hình thức phổ biến giúp kết nối sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp với khách hàng. Nói cách khác, Marketing bao gồm tất cả những việc cần thực hiện để có thể thu hút khách hàng đến với thương hiệu và duy trì mối quan hệ với họ.

Marketing là tiếp thị – Một hình thức phổ biến giúp kết nối với khách hàng

Hiệp hội Marketing Mỹ (American Marketing Association, AMA) định nghĩa rằng: “Marketing là một nhiệm vụ trong cơ cấu tổ chức, và là một tập hợp các hoạt động để nhằm tạo ra, trao đổi, truyền tải các giá trị đến với khách hàng, và để quản lý quan hệ khách hàng bằng những cách khác nhau nhằm mang về lợi ích cho tổ chức và các thành viên trong hội đồng cổ đông”.

Cơ hội thăng tiến trong ngành Marketing

Ngành Marketing không chỉ thu hút đông đảo các bạn trẻ bởi nhu cầu nhân lực, mức lương hấp dẫn mà còn bởi cơ hội thăng tiến rõ ràng. Cùng chúng tôi tìm hiểu con đường phát triển trong sự nghiệp khi theo đuổi ngành nghề Marketing nhé! 

Entry-Level

Đối với các bạn sinh viên mới tốt nghiệp đại học chuyên ngành Marketing hoặc những người chưa có kinh nghiệm, một vị trí ở cấp độ Entry Level là cách tốt nhất để dẫn thân vào ngành. Nhiệm vụ công việc ở vị trí này sẽ khác nhau tùy thuộc vào quy mô và cách thức hoạt động của doanh nghiệp. Thông thường, các công việc nhân sự ở vị trí này thực hiện có liên quan đến việc hỗ trợ nghiên cứu, chăm sóc khách hàng, quản trị và báo cáo cho cấp quản lý cao hơn như: Account, Media Planner hoặc Client Services Managers (Quản lý dịch vụ khách hàng).

Các công việc Marketing cấp độ Entry-Level có thể không hấp dẫn, nhưng sẽ cung cấp cho bạn những kiến thức cơ bản về ngành và các hoạt động của doanh nghiệp. Qua thời gian học hỏi, bạn có thể tiến lên nhiệm vụ hỗ trợ quá trình sáng tạo, trình bày báo cáo, hoặc chịu trách nhiệm điều phối một sự kiện hoặc dự án đặc biệt.

Marketing Manager (Quản lý Marketing)

Sau quá trình mài giũa, học hỏi ở vị trí chuyên viên Marketing, khi đã tích lũy đủ chuyên môn và kinh nghiệm, bạn hoàn toàn có thể thăng tiến lên vị trí Marketing Manager. Để thăng tiến lên vị trí này, bạn cần trải qua 2 vị trí khác là Senior Executive và Team Leader. 

Thời gian để một nhân sự ngành Marketing có thể tiến lên vị trí quản lý sẽ khác nhau tùy thuộc vào quy mô của doanh nghiệp. Đối với các doanh nghiệp lớn, bạn sẽ phải làm việc trong một hệ thống lớn, nhiều nhân sự, các hoạt động sẽ bị tham chiếu bởi rất nhiều các phòng ban khác. Vì thế, thời gian duyệt thăng chức sẽ cồng kềnh và lâu hơn. Trong khi đó, ở các công ty nhỏ, các vấn đề có thể dễ dàng xử lý với nhau và cơ hội thăng chức sẽ nhanh hơn. 

Tùy thuộc vào mong muốn và định hướng phát triển của bản thân để bạn lựa chọn môi trường làm việc phù hợp.

Marketing Director (Giám đốc Marketing)

Giám đốc Marketing có nhiệm vụ thiết kế và thực hiện các chiến lược tiếp thị toàn diện để xây dựng thương hiệu của doanh nghiệp, tăng cường nhận thức của người dùng về thương hiệu, đồng thời thúc đẩy bán sản phẩm và dịch vụ. Họ cũng chịu trách nhiệm giám sát bộ phận Marketing, cung cấp hướng dẫn và phản hồi các task công việc cho các nhân viên marketing khác. Bên cạnh đó, giám đốc marketing cũng là người đưa ra ý tưởng, phê duyệt ý tưởng cho các sự kiện tiếp thị hoặc hoạt động quảng cáo của doanh nghiệp.

Chief Marketing Officer (CMO – Giám đốc điều hành Marketing)

CMO là vị trí quản lý Marketing cao cấp nhất, chịu trách nhiệm tất cả các lĩnh vực Marketing, bao gồm phát triển, lập kế hoạch và giám sát việc thực hiện các sáng kiến ​​Marketing. Đây là cơ hội thăng tiến trong ngành Marketing cao nhất mà mỗi nhân sự đều đặt mục tiêu hướng tới. CMO báo cáo cho Tổng Giám đốc (CEO) và là người chịu trách nhiệm cuối cùng về ROI của các sáng kiến ​​Marketing trong công ty.

Ngoài ra, CMO còn là đại diện truyền thông của doanh nghiệp trong việc ký kết, hợp tác với các đối tác lớn và xây dựng các mối quan hệ cần thiết với họ.

Những kỹ năng cần có khi làm Marketing

Để tăng cơ hội thăng tiến trong ngành Marketing, bạn cần trau dồi và rèn luyện các kỹ năng dưới đây.

Nắm bắt tâm lý khách hàng

Tâm lý là một trong những yếu tố chi phối quyết định mua hàng của khách hàng. Vì thế, người làm Marketing cần biết nắm bắt tâm lý khách hàng, đưa ra các thông điệp thật sự đánh trúng vào nhu cầu sâu trong tiềm thức mới có thể tạo ấn tượng với khách hàng.

Để làm được điều này, nhân viên marketing chuyên nghiệp cần xây dựng cho mình các kênh thu thập thông tin vệ tinh. Đây cũng là hệ thống công cụ giúp xây dựng mối quan hệ giữa thương hiệu, sản phẩm của bạn với khách hàng.

Lập kế hoạch hiệu quả

Lập kế hoạch hiệu quả là một trong những kỹ năng marketing cần có. Từ việc xây dựng được mục tiêu phù hợp, bạn cần có kỹ năng lập kế hoạch hiệu quả, chia theo các giai đoạn phù hợp kèm theo các mục tiêu cụ thể.

Bạn cũng cần có kế hoạch làm việc cụ thể liên quan đến các kênh phân phối, xây dựng thương hiệu, tổ chức sự kiện,… Tùy vào mục đích của chiến dịch đặt ra mà bạn cần có kế hoạch để kiểm soát chặt chẽ và tối ưu hóa chi phí.

Kỹ năng thuyết trình – đàm phán

Thuyết trình và nghệ thuật đàm phán là một kỹ năng Marketing rất quan trọng đối với bất kỳ vị trí nào trong ngành này. Khi có kỹ năng thuyết trình tốt, bạn sẽ chiếm được ưu thế khi nói chuyện trước đám đông và dễ dàng truyền tải đến người nghe thông điệp muốn thể hiện.

Kỹ năng đàm phán, thuyết trình là không thể thiếu

Kỹ năng thuyết trình tốt còn tạo được ấn tượng tốt đối với khách hàng của doanh nghiệp. Các bài thuyết trình thuyết phục là cơ hội để tiến hành thay đổi hành vi, thói quen của khách hàng, từ đó từng bước chiếm được lòng tin, tăng thị phần của thương hiệu. Sự tự tin, lập luận chặt chẽ, lời nói chắc chắn cùng kỹ năng giao tiếp tốt là yếu tố cần thiết giúp bạn có những bài thuyết trình thuyết phục.

Kỹ năng với các công cụ Marketing online

Sự phát triển chóng mặt của Marketing online đòi hỏi người làm nghề tiếp thị phải trang bị cho mình các kỹ năng sử dụng các công cụ Marketing online. Muốn chiếm lĩnh được thị trường, bạn cần nắm bắt được xu hướng, sử dụng thành thạo các công cụ hỗ trợ cũng như đưa vào những ý tưởng mới. 

Sự sáng tạo

Sự sáng tạo là kỹ năng cần thiết với bất cứ ngành nghề nào để c tạo ra những giá trị mới cho cộng đồng. Với Marketing, bạn không chỉ cần sáng tạo mà còn cần đến sự bản lĩnh. Mọi sự sáng tạo đều là sự mới mẻ, bạn cần có sự bản lĩnh để có thể áp dụng chúng vào thực tế. 

Trong tương lai, chuyển đổi kỹ thuật số (Digital Transformation) sẽ nắm giữ vị trí ưu tiên hàng đầu trong chiến lược tăng trưởng và thu lợi nhuận tại các doanh nghiệp. Không chỉ là xu hướng công nghệ, Digital Transformation còn là trung tâm của các chiến lược kinh doanh trên tất cả các ngành công nghiệp và thị trường.

Hy vọng về những cơ hội thăng tiến trong nghề Marketing được chia sẻ trên đây sẽ giúp bạn có những lựa chọn đúng đắn trên con đường sự nghiệp của mình.

Ngây ngất chất nghề – Tra cứu lộ trình đa ngành để tiến nhanh con đường sự nghiệp tại đây

Xem thêm: Cách deal lương sau khi thử việc sao cho không “điêu”

— HR Insider —
VietnamWorks – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

adsads
Bài Viết Liên Quan
Business administration la gi

Business administration là gì? Phân biệt Business management và Business administration

Business Administration là thuật ngữ quen thuộc với những người đang theo học các khối ngành về kinh doanh hoặc những người đang làm các...

Kiến trúc sư là gì

Kiến trúc sư là gì? Bạn đã biết gì về vị trí này?

Trong thời đại kinh tế hội nhập và phát triển hiện nay, nhu cầu về ăn uống, lưu trú và đi lại ngày càng gia...

CRM là gì

CRM là gì? Lợi ích, chức năng và quy trình hoạt động

Nếu như là một nhà quản lý, chủ doanh nghiệp hay giám đốc công ty thì sẽ không xa lạ về thuật ngữ CRM -...

nhan vien dieu hanh tour thumb

Nhân viên điều hành tour là gì? Công việc và 4 kỹ năng cần thiết

Để một tour du lịch hoàn thành tốt đẹp là cần cả sự cộng tác và phối hợp của toàn bộ ekip, trong đó có...

ky su nong nghiep 1

Kỹ sư nông nghiệp là gì? Công việc cụ thể và mức thu nhập

Kỹ sư nông nghiệp hiện đang là ngành nghề không được nhiều người quan tâm nhưng mức lương và cơ hội việc làm khá hấp...

Bài Viết Liên Quan
Business administration la gi

Business administration là gì? Phân biệt Business management và Business administration

Business Administration là thuật ngữ quen thuộc với những người đang theo học các khối...

Kiến trúc sư là gì

Kiến trúc sư là gì? Bạn đã biết gì về vị trí này?

Trong thời đại kinh tế hội nhập và phát triển hiện nay, nhu cầu về...

CRM là gì

CRM là gì? Lợi ích, chức năng và quy trình hoạt động

Nếu như là một nhà quản lý, chủ doanh nghiệp hay giám đốc công ty...

nhan vien dieu hanh tour thumb

Nhân viên điều hành tour là gì? Công việc và 4 kỹ năng cần thiết

Để một tour du lịch hoàn thành tốt đẹp là cần cả sự cộng tác...

ky su nong nghiep 1

Kỹ sư nông nghiệp là gì? Công việc cụ thể và mức thu nhập

Kỹ sư nông nghiệp hiện đang là ngành nghề không được nhiều người quan tâm...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers