adsads
kinh doanh thương mại
Lượt Xem 331

Ngành Kinh Doanh Thương Mại Là Gì? 

Ngành kinh doanh thương mại trong tiếng Anh là Commercial Business. Đây được biết đến là ngành đào tạo chuyên sâu về các kiến thức, kỹ năng cũng như kinh nghiệm liên quan đến thương mại trong nước và quốc tế, gồm: Marketing, thị trường, phân tich tài chính, quản lý bán hàng,… Ngành học này chuyên trang bị các kiến thức về hoạt động bán hàng, xuất –  nhập kho, quản trị bán lẻ,…

Ngành kinh doanh thương mại trong tiếng Anh là Commercial Business

Ngành kinh doanh thương mại trong tiếng Anh là Commercial Business

Ngành Kinh Doanh Thương Mại Là Học Những Gì? 

Ngành kinh doanh cung cấp cho sinh viên những kiến thức về các hoạt động kinh doanh, bán hàng, nghiên cứu thị trường cùng các hoạt động chiêu thị, PR, marketing, nghiệp vụ bán hàng, phân tích tài chính,… 

Đồng thời, các sinh viên theo học ngành này cũng sẽ được trang bị những kiến thức từ nền tảng đến chuyên sâu qua một số môn học như:

  • Quản trị học
  • Quản trị tài chính
  • Marketing
  • Kinh tế đối ngoại
  • Nghiệp vụ ngoại thương
  • Luật thương mại
  • Luật vận tải bảo hiểm,…

Học Ngành Kinh Doanh Thương Mại Ở Đâu? 

Với những bạn đang băn khoăn muốn tìm cho mình một ngành trường học tốt, để có thể theo học ngành kinh doanh thương mại, thì có thể tham khảo danh sách các trường đào tạo uy tín hiện nay theo từng khi vựng sau:

Khu Vực Miền Bắc

  • Đại học Kinh tế Quốc dân
  • Đại học Tài chính Ngân hàng Hà Nội
  • Đại học Thương Mại

Khu Vực Miền Nam

  • Đại học Đà Nẵng
  • Đại học Kinh tế TP.HCM
  • Đại học Kinh tế – Tài chính
  • Đại Học Văn Lang

Những Việc Làm Ngành Kinh Doanh Thương Mại

Với ngành kinh doanh thương mại, sau khi ra trường bạn sẽ có thể tìm thấy cơ hội cho mình ở nhiều vị trí làm việc khác nhau. Sau đây sẽ là một số vị trí nghề nghiệp của ngành mà bạn có thể tham khảo:

Chuyên Viên Dịch Vụ Khách Hàng

  • Khai thác và tìm hiểu thông tin cũng như nhu cầu sử dụng sản phẩm và dịch vụ của khách hàng.
  • Tư vấn cho khách hàng về sản phẩm/dịch vụ phù hợp với nhu cầu sử dụng của họ.
  • Bán hàng và tư vấn các danh mục sản phẩm/ dịch vụ cho khách hàng.
  • Đóng góp, giám sát các chương trình chăm sóc khách hàng nhằm nâng cao chất lượng phục vụ cũng như sự hài lòng của khách hàng.
Chuyên viên dịch vụ khách hàng

Chuyên viên dịch vụ khách hàng

Quản Lý Xuất Nhập Kho

  • Quản lý kho không bị thất thoát, hư hỏng hàng hóa trong quá trình lưu kho.
  • Theo dõi, giám sát xuất – nhập, tồn hàng, vật tư của kho, các thiết bị của công ty.
  • Kiểm tra thẻ kho, đảm bảo chính xác số lượng xuất nhập hàng của bộ phận kho với kế toán.
  • Làm báo cáo tồn kho, xuất – nhập – tồn kho,…

Xem thêm: Ngành Logistics Là Gì? Làm Những Vị Trí Nào Và Mức Lương Cụ Thể

Quản lý xuất nhập khẩu kho

Quản lý xuất nhập khẩu kho

Chuyên Viên Xuất – Nhập Khẩu

  • Chịu trách nhiệm toàn bộ hoạt động xuất – nhập khẩu của doanh nghiệp.
  • Chịu trách nhiệm về các thủ tục, chứng từ xuất – nhập khẩu hàng hóa như: hợp đồng mua bán, các thủ tục chuyển giao,…
  • Tiếp nhận, kiểm tra và đối chiếu các hồ sơ hàng hóa xuất – nhập khẩu có đúng với số lượng trong quá trình làm hồ sơ thông quan tại các cửa khẩu.
  • Đại diện công ty tham dự các buổi họp với hải quan, phân loại thuế quan.
  • Theo dõi, giám sát, cập nhật tình hình hàng hóa trong quá trình vận chuyển.
  • Tư vấn các vấn đề về thủ tục hải quan, bảo hiểm và các vấn đề về hải quan khác cho công ty.
Chuyên viên xuất nhập khẩu

Chuyên viên xuất nhập khẩu

Chuyên Viên Thu Mua

  • Cung ứng các nhu cầu về vấn đề thu mua hàng hóa của công ty.
  • Lập kế hoạch để cung ứng, giám sát tiến trình giao hàng, chất lượng và số lượng hàng hóa giao theo kế hoạch.
  • Thương lượng các điều khoản về mua hàng sao cho có lợi cho công ty nhất.
  • Quản lý kinh doanh.
  • Lên các kế hoạch, phát triển chiến lược kinh doanh của công ty, đảm bảo thực hiện và đạt các mục tiêu được đề ra trong kế hoạch.
  • Quản lý nhân viên, đào tạo để phát triển đội ngũ nhân viên.
  • Nghiên cứu, đánh giá, phân tích thị trường để đề xuất các chiến lược kinh doanh cho từng giai đoạn phát triển của công ty.
  • Xây dựng và tiến hành các hoạt động marketing phát triển thương hiệu, đảm bảo chất lượng dịch vụ chăm sóc khách hàng.
Chuyên viên thu mua

Chuyên viên thu mua

Ngoài ra còn có một số cơ hội nghề nghiệp khác như:

  • Chuyên viên sales
  • Nhân viên kinh doanh forwarder
  • Nhân viên kinh doanh logistic
  • Nhân viên kinh doanh hàng không

Xem thêm:

Mức Lương Ngành Kinh Doanh Thương Mại

Không chỉ có nhiều cơ hội việc làm, hiện nay mức lương của ngành kinh doanh thương mại cũng được xem là tương đối ổn với 3 cấp độ lương cơ bản như sau:

  • Sinh viên mới ra trường: Đây là những bạn vừa mới tốt nghiệp và thuộc nhóm những người chưa có kinh nghiệm và kỹ năng chuyên môn cao. Những người này còn cần thời gian đào tạo và học hỏi thêm kinh nghiệm. Mức lương khởi điểm từ 6 – 9 triệu đồng/ tháng.
  • Nhân viên kinh doanh: Đây là vị trí đã có kỹ năng chuyên môn cũng như kinh nghiệm nên mức lương của nhóm này sẽ dao động từ 9 đến 14 triệu đồng/ tháng.
  • Nhân viên cao cấp: Đối tượng này thường đã có kỹ năng chuyên môn và kinh nghiệm dồi dào trong lĩnh vực kinh doanh thương mại với năng lực quản lý, mức lương sẽ cao hơn cụ thể từ 20 đến 25 triệu đồng/ tháng.
Mức lương ngành kinh doanh thương mại

Mức lương ngành kinh doanh thương mại

Những Tố Chất Cần Có Để Theo Đuổi Ngành Kinh Doanh Thương Mại

Ngành kinh doanh thương mại không chỉ là ngành học thú vị mà còn là ngành nghề có nhiều triển vọng trong tương lai. Để có thể theo đuổi cũng như hoàn thành tốt các vị trí việc làm trong ngành kinh doanh thương mại, bạn cần có những tố chất sau:

  • Học tốt các môn tự nhiên.
  • Ham học hỏi về các lĩnh vực của đời sống như văn hóa, kinh tế, xã hội…
  • Có kỹ năng giao tiếp tốt, có sự linh hoạt trong ứng xử và có khả năng nắm bắt tâm lý của người khác.
  • Tự tin, năng động và sáng tạo.
  • Có khả năng thuyết trình và biết cách thuyết phục người khác.
  • Có khả năng về ngoại ngữ, tin học.
  • Có tính kiên trì và chăm chỉ, có thể chịu được áp lực cao.

Tìm Việc Ngành Kinh Doanh Thương Mại Ở Đâu? 

Với xu hướng phát triển và hội nhập như hiện nay, ngành kinh doanh thương mại ngày càng có vai trò quan trọng trong các công ty và tổ chức doanh nghiệp. Vì thế, nguồn nhân lực hiện nay cũng rất được chú trọng. Sinh viên tốt nghiệp ngành kinh doanh thương mại cũng có nhiều sự lựa chọn đa dạng hơn. Chỉ cần bồi dưỡng kiến thức và kỹ năng vững vàng, thì sinh viên có thể tự tin chinh phục được nhiều vị trí việc làm kinh doanh với nhiều mức lương hấp dẫn.

Vậy có thể tìm việc làm ngành kinh doanh thương mại ở đâu? Bạn có thể cập nhật và tìm kiếm cho mình việc làm phù hợp tại trang tuyển dụng uy tín VietnamWorks hiện nay. Tại đây cập nhật các thông tin tuyển dụng ngành kinh doanh thương mại và các ngành khác nhanh chóng, uy tín trên toàn quốc. Chỉ cần cung cấp địa điểm và ngành bạn muốn tìm việc thì lập tức các vị trí tuyển dụng hiện nay sẽ hiển thị để bạn tham khảo và lựa chọn công việc phù hợp với mình.

Tại đây, cập nhật nhiều cơ hội việc làm mới nhất từ các doanh nghiệp uy tín và hàng đầu hiện nay với mức lương cực hấp dẫn. Giúp nhà tuyển dụng và ứng viên kết nối với nhau hiệu quả. Hiện nay, những vị trí việc làm ngành kinh doanh thương mại luôn được VietnamWorks cập nhật liên tục để giúp bạn có nhiều sự lựa chọn trong tìm kiếm việc làm.

Hy vọng bài viết đã giúp bạn có cái nhìn rõ hơn về ngành kinh doanh thương mại cũng như định hướng phù hợp khi có ý định theo ngành. Cơ hội việc làm ngành mang lại hiện nay rất nhiều và là ngành tiềm năng mở ra cho bạn nhiều cơ hội hấp dẫn. Ngay từ bây giờ, bạn hãy bồi dưỡng kiến thức cũng như trau dồi kỹ năng để có thể chinh phục cho mình được vị trí việc như mong muốn với mức lương hấp dẫn nhé.

Xem thêm: Ngành Luật kinh tế và cơ hội việc làm hấp dẫn hiện nay

— HR Insider —
VietnamWorks – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

adsads
Bài Viết Liên Quan

Đối mặt với từ khóa "Tìm việc làm" tăng 17 lần, xu hướng chọn việc của Gen Z hiện nay vẫn là "Lazy-girl Job"

Nhu cầu tìm việc vẫn đang ngày một tăng cao giữa làn sóng lay-off kéo dài từ năm ngoái đến nay. Trong tình thế này,...

04 xu hướng tuyển dụng đang thay đổi, bạn có sẵn sàng thích nghi?

Nhiều doanh nghiệp hiện nay đang lên các chiến lược tuyển dụng mới để nhanh chóng tìm được một ứng viên lý tưởng mà vẫn...

Các xu hướng phỏng vấn "nóng hổi” mà người mới đi làm phải biết

Để tìm ra những ứng viên tài năng và phù hợp nhất, hiện nay nhiều doanh nghiệp đã áp dụng các hình thức phỏng vấn...

3 nhóm ứng viên mà doanh nghiệp lớn đang ra sức tìm kiếm

Mỗi doanh nghiệp đều có bộ quy chuẩn riêng cho việc tuyển dụng, song vẫn có những tiêu chí chung của một ứng viên mà...

Mức lương cũ quá thấp, có nên tiết lộ "Payslip" khi phỏng vấn? 

Khi đi phỏng vấn, nhà tuyển dụng thường sẽ hỏi về mức lương cũ của ứng viên để có cơ sở đánh giá và đưa...

Bài Viết Liên Quan

Đối mặt với từ khóa "Tìm việc làm" tăng 17 lần, xu hướng chọn việc của Gen Z hiện nay vẫn là "Lazy-girl Job"

Nhu cầu tìm việc vẫn đang ngày một tăng cao giữa làn sóng lay-off kéo...

04 xu hướng tuyển dụng đang thay đổi, bạn có sẵn sàng thích nghi?

Nhiều doanh nghiệp hiện nay đang lên các chiến lược tuyển dụng mới để nhanh...

Các xu hướng phỏng vấn "nóng hổi” mà người mới đi làm phải biết

Để tìm ra những ứng viên tài năng và phù hợp nhất, hiện nay nhiều...

3 nhóm ứng viên mà doanh nghiệp lớn đang ra sức tìm kiếm

Mỗi doanh nghiệp đều có bộ quy chuẩn riêng cho việc tuyển dụng, song vẫn...

Mức lương cũ quá thấp, có nên tiết lộ "Payslip" khi phỏng vấn? 

Khi đi phỏng vấn, nhà tuyển dụng thường sẽ hỏi về mức lương cũ của...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers