adsads
swot là gì
Lượt Xem 2 K

SWOT là gì? 

SWOT là một mô hình phân tích tình hình kinh doanh rất nổi tiếng, bao gồm 4 yếu tố đại diện bởi 4 chữ viết tắt là S – Strength (Điểm mạnh), W – Weaknesses (Điểm yếu), O – Opportunities (Cơ hội), T – Threats (Thách thức).

SWOT ứng dụng phổ biến trong lĩnh vực kinh doanh để phân tích tình hình của doanh nghiệp so với đối thủ trên thị trường. SWOT còn được dùng cho từng cá nhân để phân tích bản thân mình, dựa vào đó để xác định mục tiêu, lập kế hoạch tương lai.

swot là gì

Xem thêm :

Phân tích SWOT là gì?

Phân tích SWOT là gì? Trong 4 thành phần của SWOT thì Strength, Weaknesses thuộc yếu tố trong doanh nghiệp. Hai yếu tố còn lại là Opportunities, Threats thuộc yếu tố ngoài doanh nghiệp. Do đó, hoạt động phân tích SWOT chính là tìm hiểu, đánh giá yếu tố bên trong và n ngoài của doanh nghiệp. Đó là cơ sở để nhà quản lý xác định mục tiêu, hướng đi cho những kế hoạch tiếp theo của doanh nghiệp.

Tập 1: Nghệ thuật thấu hiểu & phát huy điểm mạnh của bản thân

Ý nghĩa của việc sử dụng mô hình SWOT

Ý nghĩa của việc sử dụng mô hình SWOT là gì? Trong doanh nghiệp, mô hình SWOT thường được dùng để đánh giá hoạt động kinh doanh, phát triển sản phẩm và xác định vị trí thị trường, lên kế hoạch tài chính.

Việc phân tích SWOT là nền tảng ban đầu để hình thành bản kế hoạch kinh doanh của công ty, doanh nghiệp. Ngoài việc phân tích yếu tố mà doanh nghiệp đang làm tốt cùng các cơ hội trong tương lai, mô hình SWOT còn phân tích yếu tố tiêu cực, thách thức, bất lợi.

Sử dụng thông tin đó, doanh nghiệp sẽ đưa ra được quyết định đúng đắn hơn để duy trì thế mạnh, giảm thiểu rủi ro liên quan điểm yếu và lập kế hoạch cho vấn đề gây ảnh hưởng xấu tới tổ chức trong tương lai.

SWOT được áp dụng trong lĩnh vực nào? 

Lĩnh vực nên áp dụng mô hình SWOT là gì? Như đã nói, việc xác định mô hình SWOT cực kì quan trọng bởi nó quyết định bước tiếp theo để đạt được mục tiêu. Người lãnh đạo nên dựa vào mô hình SWOT đánh giá mục tiêu đó liệu có khả thi không. Nếu không thì phải thay đổi mục tiêu, làm lại việc đánh giá mô hình SWOT.

Sau đây là các trường hợp ứng dụng quá trình phân tích ma trận SWOT:

  • Lên kế hoạch chiến lược
  • Brainstorm (động não) ý tưởng
  • Ra quyết định
  • Phát triển thế mạnh
  • Loại bỏ, hạn chế điểm yếu
  • Giải quyết vấn đề liên quan đến nhân viên, cơ cấu, nguồn lực tài chính doanh nghiệp,…

Ưu nhược điểm của mô hình SWOT 

Ưu và nhược điểm của mô hình SWOT là gì? Cụ thể như sau:

Ưu điểm 

  • Không tốn chi phí: SWOT là một phương pháp phân tích thực trạng kinh doanh hay dự án nào của doanh nghiệp. Phương pháp này khá hiệu quả và tiết kiệm ngân sách.
  • Kết quả quan trọng: SWOT đánh giá 4 phương diện là điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức để các doanh nghiệp rút ra kết quả chính xác và giúp hoàn thiện dự án, vượt qua thách thức dễ dàng hơn.
  • Ý tưởng mới: SWOT cung cấp ý tưởng mới cho doanh nghiệp bằng phân tích cơ hội, thách thức, điểm mạnh và điểm yếu trong SWOT. Mô hình này không chỉ cho bạn biết rõ lợi thế, bất lợi mà cả mối đe dọa giúp bạn đối phó dễ dàng hơn trong tương lai và có kế hoạch tránh rủi ro tốt nhất.

Nhược điểm 

  • Kết quả chưa thật sự chuyên sâu: Do việc phân tích SWOT không quá khó khăn nên kết quả nhận về chưa thật sự phản ánh đúng tất cả khía cạnh. Kết quả từ SWOT không phản biện mà chỉ tập trung chuẩn bị dự án. Điều này sẽ không đủ để bạn hoàn thiện đánh giá cũng như đưa ra được hướng đi, mục tiêu.
  • Phải nghiên cứu nhiều hơn: Để đạt kết quả tốt, việc phân tích SWOT cơ bản là không đủ vì kỹ thuật SWOT tập trung nghiên cứu, phân tích tình hình toàn cảnh.
  • Phân tích chủ quan: Một phân tích đầy đủ là phân tích đánh giá ảnh hưởng tới hiệu suất của doanh nghiệp. Dữ liệu đáng tin cậy và có liên quan, có thể so sánh được để ra quyết định kinh doanh đúng đắn hơn. SWOT chưa làm được điều này, tất cả dữ liệu có được sau đó chỉ là phản ánh nghiên cứu, phân tích. Chưa kể đến, dữ liệu dùng để phân tích SWOT có thể lỗi thời.

Hướng dẫn xây dựng mô hình SWOT hiệu quả 

Khi đã biết rõ SWOT là gì thì chúng ta tiếp tục khám phá cách xây dựng mô hình SWOT hiệu quả.

Thông thường, SWOT được trình bày dưới dạng ma trận 4 ô vuông biểu trưng cho 4 yếu tố chính. Tuy nhiên, bạn được liệt kê ý cho từng mục theo danh sách. Sau khi thảo luận và thống nhất SWOT hoàn chỉnh nhất, liệt kê ý trong 4 yếu tố theo thứ tự ưu tiên nhiều đến ít ưu tiên nhất.

Bạn có thể hình dung việc xây dựng mô hình SWOT qua bảng sau đây:

S

STRENGTHS

W

WEAKNESSES

O

OPPORTUNITIES

T

THREATS

– Những việc doanh nghiệp bạn làm tốt

– Những tố chất khiến bạn nổi bật hơn đối thủ

– Nguồn lực nội bộ như kỹ năng nghề nghiệp, kiến thức chuyên môn và mindset của đội ngũ

– Tài sản hữu hình như máy móc, thiết bị hiện đại

– Tài sản vô hình như kỹ thuật độc quyền, phát minh,…

– Những khía cạnh hay chuyên môn doanh nghiệp làm chưa tốt

– Những việc đối thủ làm tốt hơn bạn

– Những nguồn lực bị giới hạn so với đối thủ

– Những điểm yếu cần cải thiện trong nội bộ

– Những điểm cần cải thiện của đội ngũ

– Những điều khoản hợp đồng mua bán chưa rõ ràng

– Thị trường chưa ai phục vụ của sản phẩm hay dịch vụ cụ thể

Ít đối thủ cạnh tranh mạnh trong lĩnh vực

– Nhu cầu mới nổi cho sản phẩm hoặc dịch vụ mà doanh nghiệp biết được

– Phương tiện truyền thông, báo chí vững chắc của doanh nghiệp

– Những điều luật, quy định nhà nước giúp thuận lợi kinh doanh

– Đối thủ mạnh, đối thủ mới nổi

Những thay đổi bất ngờ trong môi trường pháp lý

– Nhu cầu mới nổi cho sản phẩm, dịch vụ nhưng không nắm bắt

– Thông tin báo chí, truyền thông những thông tin tiêu cực

– Khách hàng thay đổi thái đội, cái nhìn về thương hiệu doanh nghiệp

Quá trình phân tích chi tiết mô hình SWOT như sau:

Strengths – Điểm mạnh 

Yếu tố này giải quyết những vấn đề mà doanh nghiệp làm tốt như môi trường làm việc tốt, ý tưởng kinh doanh độc đáo, nguồn lực tuyệt vời, cơ cấu lãnh đạo xuất sắc,…

Hãy thử đặt câu hỏi mở rộng yếu tố điểm mạnh bằng cách liệt kê câu hỏi xoay quanh thế mạnh của tổ chức như sau:

  • Khách hàng yêu thích điều gì về doanh nghiệp, sản phẩm của bạn?
  • Doanh nghiệp bạn làm gì tốt hơn đối thủ hoạt động cùng ngành trên thị trường?
  • Đặc tính thương hiệu nổi bật và thu hút nhất của doanh nghiệp là gì?
  • Các ý tưởng bán hàng mới lạ mà doanh nghiệp đang ấp ủ?
  • Các tài nguyên nào chỉ doanh nghiệp có, còn đối thủ thì không?

Câu trả lời sẽ mang đến cái nhìn tổng quan giúp bạn xác định đúng điểm mạnh cốt lõi của tổ chức. Bên cạnh đó, đừng quên cân nhắc lợi thế từ góc nhìn khách hàng và bạn cùng ngành. Bạn cũng phải nghĩ đến đối thủ. Nếu tất cả đối thủ đều cung cấp sản phẩm, dịch vụ chất lượng cao thì cho dù bạn có sản phẩm tốt thì đó cũng chưa chắc là lợi thế của doanh nghiệp bạn.

Weaknesses – Điểm yếu

Quá tự tin vào điểm mạnh sẽ trở thành yếu điểm cho chính doanh nghiệp bởi lúc đó doanh nghiệp không thể nhìn ra thiếu sót cần phải thay đổi. Với tư cách là nhà lãnh đạo, bạn có nhận ra điều gì khiến kế hoạch kinh doanh trong thời gian vừa qua không đạt kết quả như mong đợi? Câu trả lời nằm xuất phát từ một hoặc nhiều yếu điểm sau đây:

  • Khách hàng không thích điều gì về sản phẩm và doanh nghiệp bạn?
  • Các vấn đề, khiếu nại thường được đề cập trong review về doanh nghiệp bạn là gì?
  • Vì sao khách hàng hủy đơn hay không thực hiện giao dịch?
  • Thuộc tính thương hiệu tiêu cực đang mắc phải là gì?
  • Các trở ngại/thách thức trong kênh bán hàng ở thời điểm hiện tại?
  • Các tài nguyên nào mà đối thủ đang có, còn doanh nghiệp bạn thì không?

Với điểm yếu, bạn phải có cái nhìn khách quan lẫn chủ quan để xác định: Đối thủ đang làm tốt hơn bạn hay không? Các điểm yếu người khác thấy còn bạn không thể nhận ra?,… Hãy thành thật, thẳng thắn đối diện với những điểm yếu doanh nghiệp mình.

Opportunities – Cơ hội

Tiếp theo trong việc phân tích mô hình SWOT là Opportunity (cơ hội). Liệu doanh nghiệp bạn đang sở hữu lượng lớn khách hàng tiềm năng đã được tạo ra bởi đội ngũ nhân viên marketing? Đó là cơ hội mà doanh nghiệp đang phát triển ý tưởng mới sáng tạo để mở ra một “đại dương” mới? Đó sẽ là cơ hội khác nữa.

Doanh nghiệp nên tận dụng tối đa cơ hội đến từ:

  • Xu hướng công nghệ, thị trường
  • Thay đổi chính sách của chính phủ liên quan tới  lĩnh vực hoạt động của bạn
  • Thay đổi về xã hội, dân số và lối sống …
  • Sự kiện tại địa phương
  • Xu hướng thị hiếu khách hàng

Một số câu hỏi để xác định cơ hội bao gồm:

  • Làm sao để cải thiện quy trình bán hàng hoặc hỗ trợ khách hàng hiện, khách hàng tiềm năng?
  • Các kiểu truyền thông nào thúc đẩy vấn đề chuyển đổi khách hàng?
  • Làm sao để tìm kiếm và khai thác nhiều yếu tố độc đáo, mới lạ trong ngành giúp khách hàng ủng hộ thương hiệu?
  • Phương pháp để tối ưu quy trình làm việc hiệu quả giữa các phòng ban là gì?
  • Có chi phí, công cụ, tài nguyên nào mà doanh nghiệp chưa tận dụng hết mức không?
  • Các kênh quảng cáo nào tiềm năng nhưng doanh nghiệp chưa khai thác?

Threats – Thách thức

Yếu tố cuối cùng trong việc phân tích SWOT là gì? Đó là Threat (thách thức), rủi ro, mối đe dọa. Quy lại là mọi yếu tố có thể gây ra rủi ro tới khả năng thành công, tăng trưởng kinh doanh của doanh nghiệp.

Rủi ro này bao gồm các yếu tố như đối thủ cạnh tranh mới nổi, thay đổi về chính sách, rủi ro xoay chuyển tài chính,… có thể tác động đến kế hoạch phát triển kinh doanh.

Chắc chắn sẽ có thách thức hoặc rủi ro tiềm tàng mà doanh nghiệp cần đối mặt, không thể lường trước được như thay đổi pháp lý, biến động thị trường hay thậm chí là rủi ro nội bộ như lương thưởng không hợp lý gây cản trở sự phát triển của tổ chức.

Hy vọng qua đây, các bạn đã hiểu rõ SWOT là gì và ứng dụng mô hình SWOT cho doanh nghiệp một cách hiệu quả. Nếu được, bạn hãy thực hành ngay các nội dung đã được đề cập ở trên để biến nó trở thành kiến thức của riêng mình nhé. Và nếu thấy bài viết của HRI bổ ích, hãy chia sẻ đến nhiều người nhé!

— HR Insider —
VietnamWorks – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

adsads
Bài Viết Liên Quan
Nghề SEO

Nghề SEO là gì? Những kỹ năng cần có và cơ hội thăng tiến cho người theo đuổi

Với sự phát triển không ngừng của internet và sự cạnh tranh gay gắt giữa các doanh nghiệp trực tuyến, nghề SEO đã trở thành...

AI Marketing

AI marketing: vai trò, ứng dụng thực tế và tiềm năng phát triển

AI Marketing mang đến nhiều lợi ích thiết thực cho doanh nghiệp, giúp nâng cao hiệu quả marketing, tiết kiệm chi phí, tăng doanh thu...

marketing executive la gi

Marketing Executive là gì? Những kỹ năng cần có của một Marketing Executive

Marketing Executive là một trong những vị trí quan trọng trong lĩnh vực tiếp thị, đóng vai trò chủ chốt trong việc phát triển và...

brand identity là gì

Brand Identity là gì? Quy trình xây dựng brand identity

Brand Identity không chỉ là logo hay một tông màu thương hiệu. Đó là những yếu tố tạo nên cái "tôi" riêng biệt của thương...

Brand awareness là gì?

Brand awareness là gì? Phân loại Brand awareness

Trong thế giới kinh doanh cạnh tranh ngày nay, khái niệm "brand awareness" đang ngày càng trở nên quan trọng. Bài viết này sẽ giúp...

Bài Viết Liên Quan
Nghề SEO

Nghề SEO là gì? Những kỹ năng cần có và cơ hội thăng tiến cho người theo đuổi

Với sự phát triển không ngừng của internet và sự cạnh tranh gay gắt giữa...

AI Marketing

AI marketing: vai trò, ứng dụng thực tế và tiềm năng phát triển

AI Marketing mang đến nhiều lợi ích thiết thực cho doanh nghiệp, giúp nâng cao...

marketing executive la gi

Marketing Executive là gì? Những kỹ năng cần có của một Marketing Executive

Marketing Executive là một trong những vị trí quan trọng trong lĩnh vực tiếp thị,...

brand identity là gì

Brand Identity là gì? Quy trình xây dựng brand identity

Brand Identity không chỉ là logo hay một tông màu thương hiệu. Đó là những...

Brand awareness là gì?

Brand awareness là gì? Phân loại Brand awareness

Trong thế giới kinh doanh cạnh tranh ngày nay, khái niệm "brand awareness" đang ngày...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers