adsads
Picture10
Lượt Xem 865

Biết Kể Chuyện Đúng Lúc

Khi trả lời phỏng vấn, có nhiều câu hỏi bạn không thể chỉ trả lời có hoặc không, hay lời đáp quá ngắn gọn. Vì trên thực tế, một số câu hỏi có/không hay câu hỏi ngắn từ nhà tuyển dụng là nhằm mục đích khơi gợi “câu chuyện” của bạn. 

Ví dụ khi gặp một câu hỏi về kinh nghiệm làm việc, nhà tuyển dụng có thể hỏi bạn về một dự án mà bạn từng tham gia hay tình huống đặc biệt đã gặp phải trong công việc cũ. Lúc này, bạn sẽ đóng vai trò là một storyteller để kể lại câu chuyện của bản thân nhà tuyển dụng nghe.

Nhưng hãy lưu ý rằng, câu chuyện của bạn phải đi đúng trọng tâm câu hỏi, có đầy đủ ngữ cảnh, diễn biến và kết quả thì người nghe mới có thể hiểu được.

cách trả lời phỏng vấn thông minh

Hãy kể chuyện tập trung vào trọng tâm câu hỏi phỏng vấn

Câu Trả Lời Có Số Lượng, Dẫn Chứng Cụ Thể

Câu trả lời về thành tựu của bản thân sẽ tạo ấn tượng tốt cho nhà tuyển dụng. Tuy nhiên, cách trả lời phỏng vấn thông minh hơn là câu trả lời nên đưa ra số lượng, dẫn chứng cụ thể. Có nghĩa là bạn cần thêm một vài con số về doanh thu, thời gian đạt dự án để câu trả lời đầy đủ thông tin và giúp người nghe thấy rõ được năng lực của bạn.

Ví dụ: “Tôi đã lãnh đạo một đội 7 người hoàn thành dự án đẩy mạnh doanh số trong quý 1 năm 2023.”

Câu Trả Lời Ngắn Gọn, Xúc Tích

Thông thường, lượt phỏng vấn dành cho một ứng viên sẽ được ấn định trong một khoảng thời nhất định. Vì thế, nhà tuyển dụng sẽ không muốn mất nhiều thời gian để nghe câu trả lời quá dài dòng. Ngay sau khi hiểu được câu hỏi từ người phỏng vấn, hãy trả lời vào vấn đề trọng tâm, đi thẳng vào dữ kiện mà người hỏi hướng đến. Nếu sau khi bạn vừa trả lời xong mà người phỏng vấn hỏi lại hay yêu cầu giải thích thì rất có thể bạn đã bị lạc đề hoặc trả lời thiếu thông tin mà người hỏi muốn biết.

Xem thêm: Bật mí cách trả lời phỏng vấn khi chưa có kinh nghiệm

Đưa Ra So Sánh

Trên thực tế, ở công việc cũ bạn đã đảm nhận và có kinh nghiệm trong một lĩnh vực nhất định, nhưng khi ứng tuyển tại công ty mới có thể là một vị trí bạn chưa từng được tiếp xúc hay không sành sỏi trong lĩnh vực đó. VietnamWorks khuyên rằng, bạn nên áp dụng phương pháp đưa ra sự so sánh để thuyết phục nhà tuyển dụng.

Cách trả lời phỏng vấn thông minh đưa ra so sánh là bạn có thể kể với nhà tuyển dụng rằng bạn đã tìm hiểu và học những gì để chuẩn bị cho vị trí mới khi chưa hề có bất kỳ kinh nghiệm nào. Ngoài ra, đừng quên sử dụng ưu điểm của bản thân để người phỏng vấn thấy rằng bạn có tinh thần học hỏi những điều mới để thích nghi với môi trường, tính chất công việc hay loại khách hàng mới mà công ty đang hợp tác. Việc đưa ra sự so sánh có mục đích nhằm chuyển hướng tập trung của nhà tuyển dụng và biến khuyết điểm thành thế mạnh của bạn. Hoặc ít nhất, sự so sánh có thể giúp nhà tuyển dụng thấy rằng những nhược điểm đó không phải là rào cản khiến bạn gặp trở ngại trong quá trình công tác.

cách trả lời phỏng vấn thông minh

Đưa ra sự so sánh là cách trả lời phỏng vấn thông minh dành cho người ít kinh nghiệm

Hỏi Lại Nếu Chưa Hiểu Rõ Câu Hỏi

Đây là một trong những điều cơ bản nhưng đa số ứng viên thường bị lãng quên nhất là khi đối diện trước nhà tuyển dụng:

  • Hít thở một hơi thật sâu, thả lỏng cơ thể và phải thật sự dành thời gian để tập trung suy nghĩ trước khi nói hay trả lời câu hỏi. Bởi vì những lời bạn phát ngôn sẽ không thể rút lại được. Nên đừng vội vàng thúc ép bản thân phải trả lời ngay sau khi nghe câu hỏi.
  • Nếu bạn chưa hiểu hay nghe chưa rõ câu hỏi, hãy mạnh dạn yêu cầu nhà tuyển dụng lặp lại câu hỏi một lần nữa hoặc giải thích thêm cho bạn.

Ví dụ:

  • “Are you expecting another example? I want to make sure that I fully understand the problem. ” (Anh/chị có thể đưa ra một ví dụ cụ thể khác không? Tôi chỉ muốn đảm bảo rằng tôi đã hiểu rõ câu hỏi).

Hoặc

  • “Besides my practical expertise, would you like to hear anything else? Actually, I’ve done it myself, but I’ve also mentored small project groups for it.” (Ngoài chuyên môn thực tế của tôi, anh/chị có muốn nghe gì khác không? Trên thực tế, tôi đã từng làm việc này, nhưng tôi cũng phụ trách điều hành thêm những dự án nhỏ khác nữa).

Bạn cũng có thể hỏi theo cách ngược lại để nhà tuyển dụng xem liệu mình trả lời như vậy đã đủ ý chưa, ví dụ:

  • “Did my answer meet your expectations, or did you want more specific details?” (Câu trả lời của tôi có đáp ứng mong đợi của anh/chị hay chưa? Anh chị cần tôi bổ sung gì thêm không?)
cách trả lời phỏng vấn thông minh

Đừng ngại hỏi lại người phỏng vấn khi bạn chưa hiểu rõ câu hỏi

Kinh Nghiệm Trả Lời Phỏng Vấn: Đặt Câu Hỏi

Thông thường, khi gần kết thúc buổi phỏng vấn, nhà tuyển dụng sẽ hỏi ứng viên rằng bạn có câu hỏi nào dành cho họ không. Tuy nhiên, dù người phỏng vấn không chủ động hỏi, bạn cũng nên tự mình chuẩn bị sẵn câu hỏi cho nhà tuyển dụng. Nhất là khi bạn đang ứng tuyển vào một vị trí hoàn toàn mới, chưa có nhiều kinh nghiệm.

Một số câu hỏi để đặt ra cho nhà tuyển dụng bạn có thể tham khảo:

  • “Liệu anh/chị còn vướng mắc nào trong số những điều tôi vừa chia sẻ cần được làm rõ hơn không?”
  • “Quy mô của phòng ban mà tôi ứng tuyển hiện tại như thế nào?”
  • “Những thách thức mà tôi có thể gặp phải khi đảm nhận công việc là gì?”

Xem thêm: Bộ câu hỏi phỏng vấn cho nhà tuyển dụng khi đánh giá ứng viên

Tập Trung Vào Lợi Ích Chung Và Công Ty

Đa số, những người đi phỏng vấn đều hướng đến lợi ích cá nhân của họ. Điều này là không sai, nhưng sự thiếu tinh tế này sẽ không được nhà tuyển dụng đánh giá cao. Bạn sẽ có nhiều cơ hội thăng tiến hơn nếu bạn tập trung cống hiến vì lợi ích của cả công ty thay vì tập trung vào chính mình. Vậy nhà tuyển dụng họ cần gì và quan tâm đến điều gì? 

Bạn không nên chỉ quan tâm vào năng lực của bản thân như: mình làm giỏi cái này, làm tốt cái kia, có nhiều kinh nghiệm thế này thế nọ khi được hỏi đến. Thay vào đó, hãy cho nhà tuyển dụng thấy rằng những năng lực đó của bạn có thể giúp ích cho công ty và có tính ứng dụng cao vào từng vị trí cụ thể tại công ty. Bên cạnh đó, hãy đưa ra những dẫn chứng thuyết phục rằng công việc kinh doanh của họ sẽ hoạt động hiệu quả, trơn tru hơn nếu chọn bạn về đội.

Đây là cách trả lời phỏng vấn thông minh giúp bạn ghi điểm trong lòng nhà tuyển dụng, giành được tấm vé vào vòng trong và trở nên nổi bật, khác biệt hơn so với các ứng viên chỉ biết tập trung vào bản thân.

cách trả lời phỏng vấn thông minh

Hãy tập trung vào lợi ích chung và công ty khi tham gia phỏng vấn

Trả Lời Tự Tin Và Nhiệt Huyết

Một câu trả lời phỏng vấn thông minh luôn đi kèm với một thái độ chừng mực và đúng đắn. Trả lời với phong thái tự tin và nhiệt huyết sẽ giúp bạn tạo ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng. Nụ cười tươi khi trả lời sẽ tạo cho bạn một phong thái tự tin, thoải mái và thể hiện rằng bạn đang rất hào hứng tham gia vào buổi phỏng vấn.

Xem Như Cuộc Hội Thoại Trao Đổi Bình Thường

Nhìn chung, một buổi phỏng vấn suy cho cùng cũng chỉ là một cuộc đối thoại giữa hai bên để xem xét liệu ứng viên và công ty có phù hợp với nhau hay không mà thôi.

Hãy hiểu một cách nôm na rằng: Đây là một thỏa thuận mà đôi bên cùng có lợi. Chính vì thế, bạn đừng ngại ngùng, sợ hãi khi bước vào buổi phỏng vấn. Hãy thoải mái trò chuyện với nhà tuyển dụng để đưa ra những giao dịch hợp lý. Từ đó, bạn có thể cảm thấy tự tin và phấn chấn hơn trong việc ứng tuyển vào những công ty bạn mong muốn.

Đây cũng là một trong những phương pháp trả lời phỏng vấn thông minh hiệu quả nhất, giúp bạn trả lời các câu hỏi, dựa trên tư duy của bản thân mà không bị tác động bởi bất kỳ yếu tố bên ngoài.

Giao Tiếp Bằng Ánh Mắt Khi Trả Lời Phỏng Vấn

“Eye contact” là một vũ khí tối ưu giúp bạn tạo điểm nhấn với nhà tuyển dụng. Giao tiếp bằng mắt cho thấy bạn tôn trọng người phỏng vấn và thật sự tập trung vào cuộc trò chuyện giữa bạn và họ. Nếu bạn muốn trả lời một cách tự nhiên, thể hiện sự tự tin của bản thân như đang trong một cuộc hội thoại xã hội với nhà tuyển dụng, hãy giao tiếp bằng mắt và ngôn ngữ cơ thể để diễn đạt lời nói của mình.

Thảo Luận Về Kế Hoạch Sắp Tới

Các câu hỏi phỏng vấn thường tập trung vào quá khứ của ứng viên như kinh nghiệm trước đây, những thất bại trong quá khứ, các rủi ro đã trải qua, thành công đạt được,… để đánh giá kinh nghiệm cũng như khả năng xử lý công việc của họ. Tuy nhiên, mấu chốt lại nằm ở những câu hỏi về kế hoạch, dự đích hay mục tiêu trong tương lai.

Khi bạn trình bày kinh nghiệm cá nhân, nên lòng ghép vào đón những dự định trong thời gian tới như bạn sẽ dùng những kỳ năng sẵn có như thế nào để làm thật tốt vai trò của mình trong vị trí mới tại công ty.

Hãy chủ động đề cập những gì bạn đọc được ở phần mô tả công việc, hoặc những yêu cầu, mục đích tuyển dụng mà công ty đã cung cấp trước đó. Những điều này sẽ giúp bạn có thêm sự tự tin và chứng minh rằng bạn mang lại nhiều lợi ích cho họ. Đây cũng là cách trả lời phỏng vấn thông minh mà bạn có thể áp dụng cho bất kỳ công hỏi phỏng vấn nào. Nhưng trên thực tế, ứng viên thường lãng quên và bỏ qua không bạn dụng trong buổi trao đổi với nhà tuyển dụng.

Luôn Nói Sự Thật

Nhà tuyển dụng có thể bỏ qua những thiếu sót nhỏ nhặt trong kinh nghiệm và năng lực của bạn. Tuy nhiên, nếu bạn nói dối về những kiến thức, kinh nghiệm đó và bị phát hiện, bạn sẽ phải chịu sự phán xét, đánh giá thấp và khả năng cao bị loại khỏi danh sách vào vòng trong. Hãy nhớ rằng không nhất thiết bạn phải nói 100% sự thật về mình. Nhưng phải trung thực và thành thật nhất có thể khi nói về kinh nghiệm làm việc những như thành tựu mà bạn đã đạt được.

Sự tự tưởng được xây dựng ngay từ lần gặp đầu tiên và đó cũng là nền móng để bạn có thể bám trụ lâu dài cùng công ty trong tương lai. Tất cả đều nằm trong bản đánh giá của người phỏng vấn, vì thế hãy thể hiện tốt và chân thật nhất để tạo thiện cảm với họ.

Có thể nói, một buổi phỏng vấn hiệu quả được hướng đến như một buổi trò chuyện chứ không phải là một buổi truy vấn. Có thể thấy, hầu hết nhà tuyển dụng nào cũng muốn ứng viên của mình có những trải nghiệm đáng nhớ khi phỏng vấn. Bởi lẽ, điều này góp phần xây dựng hình ảnh đẹp về công ty nên đa số các buổi phỏng vấn thường không quá khó khăn. Vì thế, chỉ cần bạn nắm vững 12 cách trả lời phỏng vấn thông minh trên là đã có thể dễ dàng vượt qua. Hãy tự tin vào chính bản thân mình và thể hiện tốt nhất những gì bạn có để ghi điểm trong mắt nhà tuyển dụng một cách tuyệt vời nhất. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết của VietnamWorks.

Xem thêm:  Quyền riêng tư là gì? Tại sao nhân viên cần bảo vệ quyền riêng tư nơi công sở và bằng cách nào?

— HR Insider —
VietnamWorks – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

adsads
Bài Viết Liên Quan

Overthinking - Chữa bệnh "tự nhiên lo lắng ngang" mỗi khi Sếp nói động

Từ khóa “Overthinking” xuất hiện với tần suất rất nhiều trong thời gian qua, để mô tả về vấn đề tâm lý suy nghĩ quá...

Linked-Influencers: Khi nhân sự quá nổi tiếng trên Linkedin sẽ khiến Sếp tự hào hay dè chừng?

Mỗi người dùng trên mạng xã hội nói chung và LinkedIn nói riêng đều là một nhà sáng tạo nội dung. Đặc biệt trong số...

03 bước giúp sự nghiệp đổi đời chỉ với 01 lần tạo mới tài khoản VietnamWorks

Bạn đang trong giai đoạn bấp bênh vì không tìm được việc làm, hay bạn vẫn mòn mỏi tìm kiếm một công việc mơ ước...

Top công cụ tính thuế thu nhập cá nhân 2024 từ tiền lương, tiền công

Với người đi làm, việc quản lý tài chính và tính toán thuế cá nhân là một trong những yếu tố quan trọng cần được...

Stakeholder là gì? Tầm quan trọng của Stakeholder trong dự án

Stakeholder đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo sự thành công của một doanh nghiệp. Bằng cách hiểu và đáp ứng đúng nhu...

Bài Viết Liên Quan

Overthinking - Chữa bệnh "tự nhiên lo lắng ngang" mỗi khi Sếp nói động

Từ khóa “Overthinking” xuất hiện với tần suất rất nhiều trong thời gian qua, để...

Linked-Influencers: Khi nhân sự quá nổi tiếng trên Linkedin sẽ khiến Sếp tự hào hay dè chừng?

Mỗi người dùng trên mạng xã hội nói chung và LinkedIn nói riêng đều là...

03 bước giúp sự nghiệp đổi đời chỉ với 01 lần tạo mới tài khoản VietnamWorks

Bạn đang trong giai đoạn bấp bênh vì không tìm được việc làm, hay bạn...

Top công cụ tính thuế thu nhập cá nhân 2024 từ tiền lương, tiền công

Với người đi làm, việc quản lý tài chính và tính toán thuế cá nhân...

Stakeholder là gì? Tầm quan trọng của Stakeholder trong dự án

Stakeholder đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo sự thành công của một...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers