adsads
Shutterstock 2220606983 1
Lượt Xem 438

1. Kỹ năng đào tạo là gì? 

Kỹ năng đào tạo là kỹ năng truyền đạt kiến thức và trình bày thông tin đến người khác. Nhờ vào đó mà người học có thể áp dụng những kiến thức,lý thuyết đã học vào tình huống thực tế và giải quyết các vấn đề trong cuộc sống.

Nếu bạn đang là quản lý hay lãnh đạo trong công ty, việc không ngừng nâng cao kỹ năng đào tạo giúp bạn xây dựng được đội ngũ nhân sự chất lượng. Đồng thời, giúp bạn tạo niềm tin với cấp dưới, dẫn dắt đội nhóm đạt được thành cồn và xây dựng hình ảnh tốt cho bản thân trong công ty và cộng đồng.

2. Như thế nào là mentee phù hợp?

Thuật ngữ mentee được hiểu là người nhận được sự cố vấn từ mentor (người cố vấn). Mentor đưa ra những lời khuyên và sự giúp đỡ để giúp mentee đạt được mục tiêu và ước mơ của mình. 

Trước đó, mentee cần xác định cho mình mục tiêu hoặc kỹ năng cụ thể  và chịu trách nhiệm chặt chẽ với người cố vấn trong quá trình phát triển bản thân.

Trước khi bắt đầu hành trình mentoring, người cố vấn phải hiểu được tiềm năng hoặc điểm mạnh mà người được cố vấn đang có. Để đánh giá mentee có phù hợp hay không cần xem xét rất nhiều yếu tố. Trong đó, Mentor sẽ là người đặt ra tiêu chí đánh giá liệu mentee có những phẩm chất phù hợp với chuyên môn của mình hay không.

Các tiêu chí để mentor cân nhắc đồng hành cùng mentee xoay quanh các yếu tố như: 

  • Mục tiêu
  • Chuyên môn
  • Kỹ năng
  • Thái độ

3. Nâng cao kỹ năng đào tạo nhờ Mentee phù hợp

Như đã nói, người làm cố vấn sẽ dựa vào những kinh nghiệm và kiến thức chuyên môn của mình để hướng dẫn và đưa ra lời khuyên giúp mentee hoàn thành mục tiêu một cách tốt nhất. 

Khi trở thành mentor, bạn sẽ nâng cao kỹ năng đào tạo nếu tìm được mentee phù hợp. Người luôn sẵn sàng thực hiện các thử thách và yêu cầu chính đáng của mentor trong quá trình cố vấn để hoàn thiện bản thân.

Một người mentee phù hợp là người luôn có tinh thần cầu thị và không ngừng học hỏi để nâng cấp bản thân. Họ luôn đào sâu và đặt câu hỏi cho các tình huống mà mentor đưa ra. Điều này làm tăng khả năng diễn giải thông tin của người mentor để đưa ra các định hướng và các cách giải quyết mới cho vấn đề mentee đang đối mặt. 

Việc hướng dẫn mentee đặt ra những câu hỏi phù hợp và tìm ra nguyên nhân cốt lõi của vấn đề cũng là cách để phát triển kỹ năng đào tạo. Nhờ vào đó, mentee có thể nhìn nhận tổng quan vấn đề và tự mình giải quyết. 

Việc đồng hành cùng mentee phù hợp giúp mentor có thêm nhiều cách giải quyết vấn đề thông quan tình huống mà mentee đối mặt. Dựa trên góc nhìn tổng quát và kinh nghiệm trước đó mentor sẽ đưa ra được các định hướng và sự hỗ trợ tốt hơn cho mentee vượt qua khó khăn đó.

Nhìn chung, mentoring là hình thức đồng hành có lợi cho cả người mentee và mentor. Bên cạnh mở rộng networking, người mentor có thể nâng cao kỹ năng đào tạo thông qua người mentee phù hợp và có tinh thần học hỏi cao. Hy vọng qua bài viết trên dù bạn ở vai trò nào cũng sẽ có thêm nhiều góc nhìn để phát triển mối quan hệ dưới hình thức mentoring của mình.

Xem thêm: 4 điều sếp nên thường xuyên trao đổi với nhân viên

— HR Insider —
VietnamWorks – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

adsads
Bài Viết Liên Quan

Emotional Salary: Khi lương cao không còn hấp dẫn bằng sự cân bằng trong công việc

Xã hội phát triển dẫn đến nhiều người đi làm, nhất là thế hệ trẻ hiện nay, đã không còn đặt mục tiêu lương thưởng...

3 cấp độ phản hồi email được đánh giá cao trong công việc

Email được ví là phương thức giao tiếp quan trọng và bắt buộc với hầu hết dân công sở. Theo đó, thời gian phản hồi...

Bí quyết được yêu được quý nhờ biết cách chọn chủ đề giao tiếp với Sếp và đồng nghiệp

Muốn “được lòng” mọi người ở chốn công sở, giao tiếp là “vũ khí tối thượng” giúp bạn chiếm trọn cảm tình của đồng nghiệp...

Muốn lương nặng, 3 bí quyết giúp bạn quản lý tốt nguồn năng lượng tích cực

Lương cao không chỉ nhờ năng lực, tố chất, kinh nghiệm… mà còn phụ thuộc nhiều vào nguồn năng lượng của bản thân. Nếu bạn...

Chuyện đánh giá nhân viên: thế nào là khéo léo, ra sao mới vụng về

Trong một môi trường làm việc sôi động, việc đánh giá nhân viên không chỉ đơn thuần là công việc quản lý mà còn là...

Bài Viết Liên Quan

Emotional Salary: Khi lương cao không còn hấp dẫn bằng sự cân bằng trong công việc

Xã hội phát triển dẫn đến nhiều người đi làm, nhất là thế hệ trẻ...

3 cấp độ phản hồi email được đánh giá cao trong công việc

Email được ví là phương thức giao tiếp quan trọng và bắt buộc với hầu...

Bí quyết được yêu được quý nhờ biết cách chọn chủ đề giao tiếp với Sếp và đồng nghiệp

Muốn “được lòng” mọi người ở chốn công sở, giao tiếp là “vũ khí tối...

Muốn lương nặng, 3 bí quyết giúp bạn quản lý tốt nguồn năng lượng tích cực

Lương cao không chỉ nhờ năng lực, tố chất, kinh nghiệm… mà còn phụ thuộc...

Chuyện đánh giá nhân viên: thế nào là khéo léo, ra sao mới vụng về

Trong một môi trường làm việc sôi động, việc đánh giá nhân viên không chỉ...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers