adsads
Business Manager
Lượt Xem 826

Business Manager là gì? Cần có những kỹ năng nào?

Business Manager là gì? Business Manager là một chức vụ mà người đảm nhận sẽ chịu trách nhiệm chính trong bộ phận kinh doanh của chủ thể kinh tế. Cụ thể, họ sẽ thực hiện những công việc quản lý, giám sát, nâng cao hiệu suất của việc sản xuất để bộ phận kinh doanh có thể đạt được hiệu quả công việc.

Những kỹ năng cần thiết để trở thành Business Manager giỏi

  • Kỹ năng chuyên môn
  • Kỹ năng lập kế hoạch, dự đoán
  • Kỹ năng nghiên cứu, phân tích
  • Cập nhật xu hướng công nghệ
  • Kỹ năng giao tiếp, đàm phán

Xem thêm:

 kỹ năng của một Business Manager

Những kỹ năng của một Business Manager

Mô tả chi tiết công việc của Business Manager

Vậy công việc của Business Manager là gì?

  • Business Manager đảm nhận nhiệm vụ là quản lý và dẫn dắt nhân sự cấp dưới của mình.
  • Đề xuất những giải pháp, lập kế hoạch, lên chiến lược dài hạn hoặc ngắn hạn để giúp quá trình sản xuất, phân phối sản phẩm được hiệu quả.
  • Phát triển các mục tiêu có tiềm năng tăng trưởng và mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp.
  • Duy trì và phát triển các mối quan hệ với các đối tác và khách hàng.
  • Thu thập và phân tích dữ liệu, sau đó viết báo cáo gửi lên cấp trên.
  • Thực hiện các công việc tuyển dụng, đào tạo, huấn luyện, bồi dưỡng cho nhân sự mới và cũ.
Business Manager làm những công việc như thế nào

Business Manager làm những công việc gì

5 Kỹ năng và tố chất cần có của Business Manager

Sau khi hiểu hơn về Business Manager là gì, tiếp theo phải trang bị những yếu tố gì để trở thành một manager chuyên nghiệp. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu nhé!

1. Kỹ năng chuyên môn

Là một công việc giữ chức vụ cao trong công ty. Đòi hỏi người đảm nhận vị trí Business Manager phải có một học vấn cao và có nhiều kinh nghiệm. Bạn cần nắm bắt được về thị trường, hàng hoá, sản phẩm, quy trình kinh doanh,…Nếu bạn muốn có thêm nhiều cơ hội hơn để giữ chức vụ Business Manager bạn cần phải theo học thêm bằng thạc sĩ quản trị kinh doanh.

2. Kỹ năng lập kế hoạch, dự đoán

Cần có một tầm nhìn tốt để có thể lập ra những chiến lược phát triển trong tương lai. Khả năng dự đoán là một trong những yếu tố quan trọng của một nhà quản trị, bởi từ những phân tích, dự đoán, có thể hướng đội nhóm của mình đến những mục tiêu cụ thể.

Business Manager là gì

Business Manager là gì?

Ngoài ra, bạn cần có kỹ năng lập kế hoạch. Bởi đây là công việc bạn phải thường xuyên thực hiện bên cạnh những công việc quản lý.

3. Kỹ năng nghiên cứu, phân tích

Thị trường, khách hàng và đối thủ cạnh tranh là những đối tượng mà một Business Manager cần nghiên cứu. Từ những số liệu mà bạn phân tích được sẽ cho thấy được điểm mạnh và điểm yếu liên quan của các đối tượng đó. Đây là một yếu tố quan trọng để giúp bạn lên kế hoạch, mục tiêu phù hợp.

4. Cập nhật xu hướng công nghệ

Hiểu biết và sử dụng những công nghệ mới cũng là kỹ năng mà một nhà quản trị cần phải cập nhật thường xuyên, nhất là đối với sự phát triển nhanh của nền công nghiệp số.Việc này giúp tối ưu quá trình làm việc của Business Manager, nắm bắt được xu hướng để đem lại hiệu quả công việc cao.

5. Kỹ năng giao tiếp, đàm phán

Để trở thành một manager chuyên nghiệp, kỹ năng giao tiếp và đàm phán là yếu tố không thể thiếu. Đây là một kỹ năng quan trọng trong việc kết nối và mở rộng mối quan hệ. Khả năng đàm phán và giao tiếp tốt, giúp tạo ra những mối quan hệ thân thiết với đối tác và khách hàng. Ngoài ra, kỹ năng giao tiếp tốt cũng giúp bạn gắn kết được với đội ngũ nhân viên, giúp mọi người đi đúng hướng và tăng hiệu suất công việc.

 Kỹ năng và tố chất của Business Manager

Kỹ năng và tố chất cần có của Business Manager

Mức lương của Business Manager là bao nhiêu?

Sau khi tìm hiểu về Business Manager là gì, thì mức thu nhập là vấn đề được quan tâm tiếp theo. Mức lương thực tế mà manager có thể nhận được còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: kinh nghiệm, bằng cấp, năng lực,…Tổng hợp từ nhiều khảo sát cho thấy mức lương trung bình của ngành có thể dao động trong khoảng sau đây.

  • Mức lương thu nhập trung bình/ tháng: 28.700.000 VNĐ.
  • Mức lương thấp nhất: 12.900.000 VNĐ/ tháng.
  • Mức lương thu nhập cao nhất: 129.000.000 VNĐ/ tháng.
  • Khoảng thu nhập phổ biến: 13.900.000 – 27.000.000 VNĐ/ tháng.
Thu nhập của Business Manager

Thu nhập của một Business Manager

Lộ trình thăng tiến của Business Manager

Khi bạn đạt được đến vị trí Business Manager thì cơ hội và con đường thăng tiến của bạn sẽ được mở rộng. Từ vị trí Business Manager có thể tiếp tục phát triển và đảm nhận chức vị CCO (Giám đốc kinh doanh). Và sau đó đích đến tiếp theo của bạn chính là vị trí CEO (Tổng giám đốc điều hành).

Lộ trình thăng tiến của một Business Manager

Lộ trình thăng tiến của Business Manager

Mong rằng qua những thông tin mà chúng tôi mang đến sẽ giúp bạn phần nào hiểu thêm Business Manager là gì. Nếu bạn đáp ứng đầy đủ những yêu cầu và những kỹ năng của một nhà quản trị thì đừng ngần ngại và hãy thử sức với vai trò thú vị này. VietnamWorks luôn cập nhật những thông tin tuyển dụng mới nhất về ngành Business Manager .

— HR Insider —
VietnamWorks – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

adsads
Bài Viết Liên Quan

Đối mặt với từ khóa "Tìm việc làm" tăng 17 lần, xu hướng chọn việc của Gen Z hiện nay vẫn là "Lazy-girl Job"

Nhu cầu tìm việc vẫn đang ngày một tăng cao giữa làn sóng lay-off kéo dài từ năm ngoái đến nay. Trong tình thế này, nhiều người trẻ thuộc Gen Z đề cao xu hướng làm việc “Lazy-girl Job” dù cho những công việc này có tính cạnh tranh rất cao. 

04 xu hướng tuyển dụng đang thay đổi, bạn có sẵn sàng thích nghi?

Nhiều doanh nghiệp hiện nay đang lên các chiến lược tuyển dụng mới để nhanh chóng tìm được một ứng viên lý tưởng mà vẫn tiết kiệm được thời gian cũng như nguồn lực trong toàn bộ quá trình.

Các xu hướng phỏng vấn "nóng hổi” mà người mới đi làm phải biết

Để tìm ra những ứng viên tài năng và phù hợp nhất, hiện nay nhiều doanh nghiệp đã áp dụng các hình thức phỏng vấn khác nhau nhằm kiểm tra kỹ năng, kinh nghiệm và kiến thức của ứng viên.

3 nhóm ứng viên mà doanh nghiệp lớn đang ra sức tìm kiếm

Mỗi doanh nghiệp đều có bộ quy chuẩn riêng cho việc tuyển dụng, song vẫn có những tiêu chí chung của một ứng viên mà bất kỳ nhà tuyển dụng nào cũng tìm kiếm.

Mức lương cũ quá thấp, có nên tiết lộ "Payslip" khi phỏng vấn? 

Khi đi phỏng vấn, nhà tuyển dụng thường sẽ hỏi về mức lương cũ của ứng viên để có cơ sở đánh giá và đưa ra mức lương phù hợp.

Bài Viết Liên Quan

Đối mặt với từ khóa "Tìm việc làm" tăng 17 lần, xu hướng chọn việc của Gen Z hiện nay vẫn là "Lazy-girl Job"

Nhu cầu tìm việc vẫn đang ngày một tăng cao giữa làn sóng lay-off kéo dài từ năm ngoái đến nay. Trong tình thế này, nhiều người trẻ thuộc Gen Z đề cao xu hướng làm việc “Lazy-girl Job” dù cho những công việc này có tính cạnh tranh rất cao. 

04 xu hướng tuyển dụng đang thay đổi, bạn có sẵn sàng thích nghi?

Nhiều doanh nghiệp hiện nay đang lên các chiến lược tuyển dụng mới để nhanh chóng tìm được một ứng viên lý tưởng mà vẫn tiết kiệm được thời gian cũng như nguồn lực trong toàn bộ quá trình.

Các xu hướng phỏng vấn "nóng hổi” mà người mới đi làm phải biết

Để tìm ra những ứng viên tài năng và phù hợp nhất, hiện nay nhiều doanh nghiệp đã áp dụng các hình thức phỏng vấn khác nhau nhằm kiểm tra kỹ năng, kinh nghiệm và kiến thức của ứng viên.

3 nhóm ứng viên mà doanh nghiệp lớn đang ra sức tìm kiếm

Mỗi doanh nghiệp đều có bộ quy chuẩn riêng cho việc tuyển dụng, song vẫn có những tiêu chí chung của một ứng viên mà bất kỳ nhà tuyển dụng nào cũng tìm kiếm.

Mức lương cũ quá thấp, có nên tiết lộ "Payslip" khi phỏng vấn? 

Khi đi phỏng vấn, nhà tuyển dụng thường sẽ hỏi về mức lương cũ của ứng viên để có cơ sở đánh giá và đưa ra mức lương phù hợp.

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers