adsads
Tầm nhìn là gì?
Lượt Xem 648

Tầm nhìn là gì?

Tầm nhìn là gì? Tầm nhìn chính là khả năng nhìn xa trộng rộng và có thể hình dung được bức tranh toàn cảnh rõ nét về tương lai của một cá nhân, tổ chức hay doanh nghiệp. Tầm nhìn thể hiện sự mô tả về tương lai của doanh nghiệp/lĩnh vực mà doanh nghiệp đang hoạt động, thấy được những thách thức cũng như cơ hội trong tương lai, từ đó đưa ra những quyết định quan trọng và hành động đúng đắn. Nhờ đó giúp tối đa hóa tiềm năng và giúp cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp đó đạt được thành công trong tương lai.

Tầm nhìn của doanh nghiệp cũng sẽ đề cập đến những mục tiêu hay mong muốn đạt được trong tương lai. Tầm nhìn cần phù hợp với mục tiêu và nguyện vọng kinh doanh của doanh nghiệp. Đây là cách mà doanh nghiệp dùng để truyền đạt các mục tiêu cũng như cam kết kinh doanh của mình với khách hàng, nhân viên, đối tác,…

Tầm nhìn doanh nghiệp ảnh hưởng đến thành công lâu dài, do đó, doanh nghiệp cần chú trọng đến việc xây dựng tầm nhìn phù hợp dựa trên những mục tiêu mà mình mong muốn đạt được.

Tầm nhìn là gì?

Xem thêm :

Vai trò của tầm nhìn trong doanh nghiệp 

Tầm nhìn được ví giống như một chiếc la bàn để các nhà lãnh đạo có thể xác định được đích đến cho doanh nghiệp. Giúp doanh nghiệp có thể biết điều gì đang chờ đợi, có khó khăn, thách thức và cơ hội ra sao. Tầm nhìn cũng cho phép lãnh đạo có thể đưa ra được những quyết định đúng đắn về hướng đi của cả doanh nghiệp mình. Từ đó, bắt đầu với lộ trình phát triển của mình, doanh nghiệp sẽ có sự chuẩn bị kỹ lưỡng hơn để có thể vượt qua được những khó khăn và khủng hoảng và có mục đích để tuân theo con đường đã chọn.

Tầm nhìn và sứ mệnh rõ ràng, chi tiết và sát thực cho phép các nhà lãnh đạo phân bổ hiệu quả nguồn lực trong doanh nghiệp, từ đó phát triển từng phòng ban theo nhiệm vụ, chuyên môn khác nhau. Nhờ đó cấu thành của một tổ chức chặt chẽ, liên kết và chuyên nghiệp.

Bên cạnh đó, tuyên bố về tầm nhìn và sứ mệnh còn giúp doanh nghiệp có thể đánh giá hiệu quả việc triển khai các mục tiêu, dựa trên những tiêu chí như: chi phí, thời gian, các con số đạt được,…

Cách xây dựng tầm nhìn cho doanh nghiệp 

Xác định người định hình tầm nhìn

Xác định người định hình tầm nhìn cho doanh nghiệp chính là bước đầu tiên trong quá trình xây dựng tầm nhìn của doanh nghiệp. Trong các doanh nghiệp nhỏ, để xác định được tầm nhìn, chúng ta có thể hỏi ý kiến của mọi người về góc nhìn của họ. Còn đối với các doanh nghiệp lớn thì chúng ta vẫn cần thu thập ý kiến của nhiều nhân viên, nhưng cần phải chọn lọc nhiều hơn nữa để có thể đánh giá và đưa ra lựa chọn phù hợp nhất.

Đánh giá tài liệu của doanh nghiệp

Thông thường, các doanh nghiệp có thể đã tuyên bố về những mục tiêu cũng như đề cập đến các giá trị của doanh nghiệp trong sổ tay của nhân viên, các hoạt động marketing, ấn phẩm truyền thông,… Bạn có thể sử dụng những dữ liệu này để có thể xây dựng tầm nhìn cho doanh nghiệp mình.

Tổ chức hội thảo về tầm nhìn doanh nghiệp

Qua những hoạt động thực tế về tổ chức hội thảo về tầm nhìn của doanh nghiệp mình, bạn có thể thu thập các ý kiến phản hồi này của nhân viên về tầm nhìn của doanh nghiệp. Từ đó có những xem xét, chặt lọc ý kiến để có thêm những tư liệu để đưa vào tầm nhìn đó.

Thu thập ý kiến

Để xác định được tầm nhìn của doanh nghiệp một cách toàn diện nhất, có thể thực hiện các cuộc phỏng vấn với các cá nhân liên quan, khuyến khích họ đưa ra các phản hồi chân thật.

Nhân viên có thể xác định được các chủ đề chung, mô tả tương lai của doanh nghiệp bằng từ ngữ hoặc các công cụ trực quan hóa hình ảnh thương hiệu. Đây sẽ chính là cơ sở quan trọng cho việc xây dựng tầm nhìn của doanh nghiệp.

Xem xét đối thủ

Sự khác biệt và mới mẻ về tầm nhìn cũng sẽ mang lại ấn tượng cho doanh nghiệp. Chính vì thế, việc xem xét đối thủ là việc hết sức cần thiết. Điều này giúp doanh nghiệp có thể tạo ra được sự khác biệt của mình với những đối thủ cạnh tranh.

Tầm nhìn ngắn gọn, ý nghĩa

Khi thể hiện tầm nhìn doanh nghiệp, bạn cần phải đảm bảo tính ngắn gọn nhưng vẫn đầy đủ ý nghĩa. Chúng ta không nên viết tầm nhìn doanh nghiệp dài hơn 2 câu. Điều này sẽ giúp cho việc ghi nhớ tầm nhìn của tất cả những nhân viên và các bên liên quan được dễ dàng và nhanh chóng hơn.

Tạo phiên bản tầm nhìn dài, ý nghĩa:

Nếu như bạn lo lắng về việc tầm nhìn doanh nghiệp của mình quá ngắn và không thể phản ánh đầy đủ ý nghĩa hay những điểm phức tạp của nó. Bạn hoàn toàn có thể tạo ra một phiên bản tầm nhìn dài hơn cho các nhà lãnh đạo nhưng nó không dùng để tuyên bố công khai.

Lỗi cần tránh khi viết tầm nhìn doanh nghiệp

Khi viết tầm nhìn doanh nghiệp cần lưu ý những lỗi gì? Tham khảo ngay các điểm cần lưu ý dưới đây để tạo ra một tuyên bố về tầm nhìn hiệu quả nhất.

  • Không trộn lẫn giữa tầm nhìn và sứ mệnh của một doanh nghiệp. Tuyên bố sứ mệnh doanh nghiệp khá đơn giản để viết, bởi nó phản ánh những điều mà doanh nghiệp đang làm hiện tại. Trong khi đó, tầm nhìn doanh nghiệp thường sẽ đề cập đến những điều doanh nghiệp muốn đạt được trong tương lai.
  • Đừng suy nghĩ quá nhiều về các từ ngữ được sử dụng trong bản tuyên bố tầm nhìn. Việc diễn đạt sao cho đúng khi viết về tầm nhìn của doanh nghiệp sẽ phản ánh đầy đủ về ý nghĩa cũng như bản sắc của doanh nghiệp hay chưa? Tầm nhìn này liệu có đang mơ hồ hay không? Đó là những điều mà bạn có gặp phải khi xây dựng tầm nhìn của doanh nghiệp. Tuy nhiên, bạn đừng quá áp lực về việc diễn đạt nó một cách quá hoàn hảo bởi bản tuyên bố tầm nhìn cụ thể và độc đáo, giúp doanh nghiệp trở nên khác biệt so với đối thủ.

Phân biệt tầm nhìn và sứ mệnh

Để có thể hiểu rõ hơn về tầm nhìn và sứ mệnh cũng như thấy rõ được sự khác biệt về 2 yếu tố này, cùng theo dõi bảng so sánh sau sau đây được thể hiện chi tiết qua từng tiêu chí:

Tiêu chí

 so sánh 

Tầm nhìn  Sứ mệnh 
Vai trò  Giúp xác định hướng đi và lộ trình của doanh nghiệp. Đồng thời khẳng định được giá trị, mục đích tồn tại của doanh nghiệp Giúp doanh nghiệp xác định cách để có thể đi đến nơi mà mình muốn, tìm ra được mục tiêu và khẳng định giá trị cho doanh nghiệp
Chức năng  Cho doanh nghiệp nhìn thấy được mình sẽ ở đâu trong tương lai. Từ đó giúp thúc đẩy sự nỗ lực làm việc để có thể đạt được mục tiêu, đồng thời giúp hiểu được lý do cần làm việc hết mình. Giúp doanh nghiệp xác định được những mục tiêu của mình, từ đó biết mình cần phải làm gì để đạt được mục tiêu và tiến tới thành công.
Tính chất  Là động cơ để lý giải về sự tồn tại của doanh nghiệp, nếu không thực sự cần thiết thì đừng nên thay đổi tầm nhìn. Các nhà lãnh đạo có thể thay đổi sứ mệnh để phù hợp hơn với tình hình thực tế. Tuy nhiên, cần đảm bảo rằng tầm nhìn cần bám sát được giá trị cốt lõi của doanh nghiệp cũng như nhu cầu, kỳ vọng của khách hàng
Thời gian Hướng đến bức tranh toàn cảnh trong tương lai Tập trung vào hiện tại
Trả lời cho câu hỏi  Doanh nghiệp sẽ đi đến đâu? Sẽ ở đâu trong tương lai? Làm gì để thành công? Làm gì để có sự khác biệt và phù hợp?

Ví dụ rõ hơn về tầm nhìn doanh nghiệp

  • Tầm nhìn của Vinamilk: Tầm nhìn của Vinamilk chính là “Trở thành biểu tượng niềm tin hàng đầu Việt Nam về sản phẩm dinh dưỡng và sức khỏe phục vụ cuộc sống con người”.
  • Tầm nhìn của tập đoàn Vingroup là: “Vingroup định hướng phát triển thành tập đoàn Công nghệ – Công nghiệp – Thương mại dịch vụ hàng đầu khu vực”.

Trên đây chính là những chia sẻ thú vị về chủ đề “Tầm nhìn là gì?”. Hy vọng rằng bài viết đã cung cấp đến bạn đọc những thông tin bổ ích, giúp bạn hiểu thêm về cách để có thể tạo được một bản tầm nhìn bao quát, hiệu quả. Tầm nhìn chính là kim chỉ nam giúp định hướng cho sự phát triển của một tổ chức/doanh nghiệp trong tương lai, giúp thu hút đối tác và khách hàng.

adsads
Bài Viết Liên Quan

Đối mặt với từ khóa "Tìm việc làm" tăng 17 lần, xu hướng chọn việc của Gen Z hiện nay vẫn là "Lazy-girl Job"

Nhu cầu tìm việc vẫn đang ngày một tăng cao giữa làn sóng lay-off kéo dài từ năm ngoái đến nay. Trong tình thế này,...

04 xu hướng tuyển dụng đang thay đổi, bạn có sẵn sàng thích nghi?

Nhiều doanh nghiệp hiện nay đang lên các chiến lược tuyển dụng mới để nhanh chóng tìm được một ứng viên lý tưởng mà vẫn...

Các xu hướng phỏng vấn "nóng hổi” mà người mới đi làm phải biết

Để tìm ra những ứng viên tài năng và phù hợp nhất, hiện nay nhiều doanh nghiệp đã áp dụng các hình thức phỏng vấn...

3 nhóm ứng viên mà doanh nghiệp lớn đang ra sức tìm kiếm

Mỗi doanh nghiệp đều có bộ quy chuẩn riêng cho việc tuyển dụng, song vẫn có những tiêu chí chung của một ứng viên mà...

Mức lương cũ quá thấp, có nên tiết lộ "Payslip" khi phỏng vấn? 

Khi đi phỏng vấn, nhà tuyển dụng thường sẽ hỏi về mức lương cũ của ứng viên để có cơ sở đánh giá và đưa...

Bài Viết Liên Quan

Đối mặt với từ khóa "Tìm việc làm" tăng 17 lần, xu hướng chọn việc của Gen Z hiện nay vẫn là "Lazy-girl Job"

Nhu cầu tìm việc vẫn đang ngày một tăng cao giữa làn sóng lay-off kéo...

04 xu hướng tuyển dụng đang thay đổi, bạn có sẵn sàng thích nghi?

Nhiều doanh nghiệp hiện nay đang lên các chiến lược tuyển dụng mới để nhanh...

Các xu hướng phỏng vấn "nóng hổi” mà người mới đi làm phải biết

Để tìm ra những ứng viên tài năng và phù hợp nhất, hiện nay nhiều...

3 nhóm ứng viên mà doanh nghiệp lớn đang ra sức tìm kiếm

Mỗi doanh nghiệp đều có bộ quy chuẩn riêng cho việc tuyển dụng, song vẫn...

Mức lương cũ quá thấp, có nên tiết lộ "Payslip" khi phỏng vấn? 

Khi đi phỏng vấn, nhà tuyển dụng thường sẽ hỏi về mức lương cũ của...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers